Lưỡi câu thiên nhiên

Cá ép có tên khoa học là Echeneis naucrates, thường phân bố ở những vùng nước ấm áp thuộc Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nếu như không đang gắn chặt chính bản thân mình vào một vật chủ, thì chúng thích bơi tự do ở những nơi gần bờ, những nơi có nước hơi mặn, hay quanh các vỉa san hô.

Loại cá này rất dễ nhận dạng do có bộ phận hút, hình đĩa, nằm trên cái đầu dẹt. Cái đĩa hút này có thể tạo ra một lực hút chân không rất mạnh, dùng để bám chặt vào vật chủ. Khi cá ép đã cố ý bám vào cái gì đó rồi thì khó có thể tách rời ra. Loại cá này có thể lớn đạt đến chiều dài gần 1m, thân mình thon, có một sọc đen ở mỗi bên hông.

Nếu chỉ nhìn thoáng qua thì rất khó phân biệt giữa con đực và con cái. Trứng sau khi được thụ tinh, sẽ được bao bọc lại bằng một lớp vỏ cứng - lớp vỏ này bảo vệ cho chúng khỏi hư hỏng và khỏi bị khô nước. Trứng cá hình cầu, nổi sát mặt nước. Điều lạ là trứng có thể nở bình thường ngay cả khi bị sóng đẩy lên bờ.

Con non mới nở dài khoảng 4,7-7,5mm. Con non sống tự do khoảng 1 năm đến khi dài khoảng 3cm là lúc chúng có thể bám vào một vật chủ. Nhưng để cá non đạt đến tuổi tưởng thành thực sự thì cần phải mất từ 3-5 năm.

Cá ép thường gắn chặt mình vào những con vật dưới nước như cá mập, cá chỉ vàng, cáo heo, rùa, cá voi. Có thể có nhiều con cá ép cùng "ép mình" vào cùng một vật chủ.

Trong mối quan hệ hội sinh này, con chủ không hề bị làm hại, mà cá ép thì được lợi vô cùng. Cá ép không chỉ lấy thức ăn từ vật chủ (gồm những mẩu thức ăn mà còn vật chủ để rơi hay bỏ đi). Ngoài ra, cá ép cũng ăn thêm các loại giáp xác bám vào da vật chủ. Tuy nhiên lúc thuận tiện, cá ép cũng bổ sung khẩu phần ăn của mình bằng những con vật nhỏ sống tự do như giáp xác, cá, mực ống.

Khi bám vào vật chủ, cá ép tiết kiệm được năng lượng cơ thể vì đã dùng vật chủ như một phương tiện chuyên chở. Bởi bơi kém và cũng không có bong bóng, nên chúng phải luôn thường xuyên đóng vai là "kẻ quá giang". Khi ép vào con chủ, chúng còn lấy con chủ làm tấm bảo vệ khỏi những con cá dữ.

Cá ép cũng có lúc bơi tự do, nhất là khi chưa tìm ra con vật nào đó để bám vào.

Trước đây, người ta dùng loại cá này như một "lưỡi câu sống" để bắt một số hải sản. Ngư dân buộc dây vào cá ép và rồi thả nó xuống biển sâu. Vì nó luôn tìm cách bám vào một con vật chủ nào đó, nên khi vừa xuống nước nó cố tìm ra đối tượng thích hợp và bám vào đó. Chỉ chờ có vậy, ngư dân sẽ  kéo con cá ép cùng với con vật chủ của nó vào bờ.

Tuy nhiên, cá ép cũng có hại, chúng có thể dùng cái đĩa hút cực mạnh bám vào đáy tàu thuyền có thể gây ra hư hỏng thuyền và thậm chí có thể làm đắm thuyền nếu như chúng gây ra quá nhiều lỗ thủng đủ lớn. Chúng còn có thể bám vào người đang bơi gây ra đau đớn. Người Hy Lạp cổ xưa không ưa thích gì con cá này. Họ tin rằng cá ép có ma thuật bí ẩn, có thể làm chậm thuyền hay thậm chí làm cho thuyền của họ dừng lại.

Khi bị bắt bỏ vào hồ nuôi cá, cá ép thường ở yêu dưới đáy nước. Nhưng khi có mồi, chúng sẽ dạn dĩ bơi lên mặt nước để ăn những miếng thịt trai, hay thịt cá từ tay người cho ăn.

H.T sưu tầm
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video