Cá mập đang nguy cấp hơn bao giờ hết, bao gồm cả loài nhanh nhất thế giới

Trong lần cập nhật mới nhất của sách Đỏ, các nhà khoa học đưa ra lời cảnh báo rằng cá mập đang gặp một mối nguy hiểm rất lớn.

Trong hàng thập kỷ, các loài cá mập đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong sách Đỏ của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Dù vậy, hầu hết được xếp vào hàng "bị đe dọa", rất ít loài được xem là nguy cấp hay có nguy cơ tuyệt chủng.

Tuy nhiên trong lần cập nhật mới nhất, các nhà nghiên cứu về cá mập đã có một tin cực buồn. Có đến 17 trong số 58 loài từng nêu trong sách Đỏ được đưa vào ngưỡng nguy cấp, nghĩa là có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.


Có đến 17 trong số 58 loài cá mập từng nêu trong sách Đỏ được đưa vào ngưỡng nguy cấp.

"Kết quả nghiên cứu quả thực đáng lo ngại," - trích lời Nicholas Dulvy, người đứng đầu nhóm gồm 174 chuyên gia nghiên cứu về cá mập từ 55 quốc gia.

"Những loài cá chậm lớn, bị săn lùng và không được bảo vệ khỏi nạn đánh bắt quá mức của con người là những loài bị đe dọa nhiều nhất." 

Trong danh sách mới cập nhật lần này có cả cá mập vây ngắn mako (shortfin mako) - loài cá mập nhanh nhất thế giới. Cá mako có vận tốc bơi 40km/h, nhưng sở hữu khả năng gia tốc trong khoảnh khắc lên tới 70km/h.

Cá mako vây ngắn còn có một họ hàng khác là mako vây dài, và cả 2 đều bị con người săn đuổi đến cùng cực để lấy thịt và vậy cá.

"Ngày nay, một trong những loài cá mập bị khai thác nhiều nhất là mako" - Dulvy chia sẻ.

Tổng cộng trong lần cập nhật này, có 6 loài cá mập được liệt vào danh sách "cực kỳ nguy cấp". 11 loài khác bị xếp vào hạng nguy cấp, hoặc sắp tuyệt chủng.


Đánh bắt cá mập quá mức đã đẩy chúng đến bờ vực tuyệt chủng.

Được biết, nhóm nghiên cứu về cá mập của IUCN đang thực hiện rà soát lại hơn 400 loài cá mập trong 2 năm gần nhất. Họ nhận ra rằng trong 10 năm qua tình hình đang ngày càng trở nên xấu đi, do chính sách cho phép đánh bắt cá ngừ ở một số quốc gia. Bởi lẽ, mục đích thực sự của nhiều người là đánh bắt cá mập chứ không phải là cá ngừ.

"Tại Ấn Độ dương - dọc theo biển Ả Rập và vịnh Bengal, đánh bắt cá ngừ thực chất là bắt cá mập. Cá ngừ chỉ là sản phẩm bắt kèm thôi" - Dulvy chia sẻ.

Với nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia về cá mập của IUCN cho rằng đã đến lúc các quốc gia phải hành động ngay lập tức, "bao gồm việc ngăn cấm các hành động đánh bắt, khai thác các loài vật trong danh sách bị đe dọa" - trích lời Sonja Fordham, chuyên gia từ The Ocean Foundation..

Cá mập xuất hiện trên thế giới từ 400 triệu năm trước, và đã luôn chiếm vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn. Nhưng khi con người săn đuổi, những đặc điểm vốn để cân bằng tự nhiên nay khiến chúng gặp rắc rối. Chúng lớn quá chậm, tuổi giao phối quá muộn, mỗi lần sinh sản thì quá ít.

Cập nhật: 26/03/2019 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video