Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) cho biết, trong năm qua, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã đạt mức kỷ lục, đặc biệt là khí CO2 và khí methane, trong khi Trái đất không ngừng nóng lên.
Trước năm 1750, hàm lượng CO2 trong bầu khí quyển không thay đổi. Tuy nhiên, kể từ sau đó, hàm lượng khí này đã tăng 38%, chủ yếu là do việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch, nạn phá rừng và những thay đổi về việc sử dụng đất đai.
Trong 10 năm qua, những hoạt động trên đã tăng nhanh với sự gia tăng nồng độ khí CO2 trung bình 1,88%/năm.
Về khí methane, loại khí gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ hai, hàm lượng khí này trong bầu khí quyển cũng đã tăng 158%, chủ yếu do các hoạt động của con người như việc chăn nuôi bò, trồng lúa, khai thác các nhiên liệu hóa thạch và đổ các chất thải.
Theo Phó Tổng thư ký của WMO Jeremiah Lengoasa, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã đạt mức cao chưa từng thấy kể từ thời tiền công nghiệp. Nồng độ của những loại khí này vẫn tăng mặc dù “nền kinh tế đã tăng trưởng chậm lại".
Các hoạt động của con người đã làm gia tăng đáng kể khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Trước năm 1750, hàm lượng CO2 trong bầu khí quyển không thay đổi. Tuy nhiên, kể từ sau đó, hàm lượng khí này đã tăng 38%, chủ yếu là do việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch, nạn phá rừng và những thay đổi về việc sử dụng đất đai.
Trong 10 năm qua, những hoạt động trên đã tăng nhanh với sự gia tăng nồng độ khí CO2 trung bình 1,88%/năm.
Về khí methane, loại khí gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ hai, hàm lượng khí này trong bầu khí quyển cũng đã tăng 158%, chủ yếu do các hoạt động của con người như việc chăn nuôi bò, trồng lúa, khai thác các nhiên liệu hóa thạch và đổ các chất thải.
Theo Phó Tổng thư ký của WMO Jeremiah Lengoasa, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã đạt mức cao chưa từng thấy kể từ thời tiền công nghiệp. Nồng độ của những loại khí này vẫn tăng mặc dù “nền kinh tế đã tăng trưởng chậm lại".