Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?

Đại dương không bao giờ đứng yên. Dù quan sát từ bãi biển hay từ thuyền, chúng ta đều nhìn thấy những con sóng ở phía chân trời. Sóng được tạo ra bởi năng lượng truyền qua nước, khiến nước chuyển động theo chuyển động tròn.

Tuy nhiên, nước không thực sự di chuyển theo sóng. Sóng truyền năng lượng chứ không phải nước qua đại dương và nếu không bị vật gì cản trở, chúng có khả năng truyền qua toàn bộ lưu vực đại dương.

Gió là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển, nhưng hiện tượng dậy sóng trong đại dương vẫn còn nhiều nguyên nhân khác.

Sóng biển là các sóng bề mặt xuất hiện tại tầng trên cùng của biển hay đại dương. Chúng thường được tạo ra do tác dụng của gió, nhưng đôi khi cũng do các hoạt động địa chấn, và có thể lan truyền hàng nghìn km. Độ cao của sóng có thể chỉ nhỏ cỡ chục cm nhưng cũng có thể lớn tới cỡ sóng thần. Các phân tử nước biển tham gia vào chuyển động sóng chỉ xoay vòng tại chỗ và có ít chuyển động tịnh tiến theo hướng lan truyền của sóng; tuy rằng một lượng năng lượng lớn có thể được lan truyền theo sóng.


Sóng biển.

  • Cũng giống như hiện tượng một viên đá rơi xuống mặt nước sẽ làm gợn những vòng sóng lan ra xung quanh, đại dương rất mênh mông, đôi khi sóng biển do gió gây nên ở một nơi nào đó trên biển cũng có thể lan truyền đến những nơi khác.
  • Khi thủy triều lên, nước biển sẽ dâng lên bờ, khi đó cho dù không có gió cũng có thể làm dậy sóng. Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng sóng thủy triều cũng là sóng thần. Nguyên nhân gây ra sóng thần hoàn toàn không liên quan đến thông tin thủy triều mà có thể xảy ra ở bất kỳ trạng thái thủy triều nào.
  • Các đại dương trên Trái đất đều có các dòng hải lưu, khi dòng nước biển chuyển động thì mặt biển tất nhiên sẽ không còn bình lặng nữa.
  • Đôi khi động đất, núi lửa phun trào dưới đáy biển cũng có thể khuấy động đại dương tạo nên cơn sóng.
  • Các sóng nguy hiểm khác có thể được gây ra bởi các nhiễu loạn dưới nước làm dịch chuyển một lượng lớn nước nhanh chóng như động đất, lở đất hoặc phun trào núi lửa. Những đợt sóng rất dài này được gọi là sóng thần. Nước dâng do bão và sóng thần sẽ gây ra sức tàn phá nặng nề khi ập vào bờ

Vì sao biển thường có màu xanh?

Nguyên nhân tạo ra bọt sóng biển

Chiêm ngưỡng những thứ chỉ có tại Nhật Bản, chứng minh đây quả là "đất nước tiện lợi nhất thế giới"

Cập nhật: 06/01/2025 H.T sưu tầm
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video