Lý do chúng ta luôn "học trước quên sau" và bí kíp để ghi nhớ "siêu" như máy tính

Chẳng ai có thể nhớ được tất cả mọi thứ. Tuy nhiên, quên quá nhanh, quá nhiều thì không hề tốt một chút nào. Và muốn nhớ được lâu, được nhiều thì phải có cách.

"Học trước quên sau" là tình cảnh mà rất nhiều người trong chúng ta - kể cả học sinh, sinh viên hay người đi làm - đều đã từng trải qua.

Dù là điều bình thường, nhưng quả thực đây là chuyện không ai mong muốn. Chúng ta muốn nhớ được mọi kiến thức cần thiết để phục vụ công việc và học tập, và điều này càng đúng hơn trong những kỳ thi.

Vậy phải làm thế nào để có thể nhớ mà quên "ít" hơn bình thường? Dưới đây là một số phương pháp do Hermann Ebbinghaus - nhà tâm lý học người Đức soạn ra. Thử làm theo xem, rồi bạn sẽ thấy ngạc nhiên đấy.

Tại sao chúng ta cứ quên mọi thứ?


Nếu cứ liên tục nạp thông tin, não sẽ bị quá tải.

Nhiều người vẫn tưởng rằng chúng ta mới chỉ khai thác được 10% não bộ, nhưng sự thực thì không phải thế. Bất kỳ công việc nào bạn làm cũng đỏi hỏi nhiều bộ phận khác nhau trong não bộ vận hành. Hay nói cách khác, não bộ luôn phải vận hành hết công suất.

Nếu cứ liên tục nạp thông tin trong tình trạng ấy, não sẽ bị quá tải. Do đó, tạo hóa đã để lại cho chúng ta một cơ chế tự vệ, đó là... xóa bớt những thông tin được đánh giá là vô dụng.

Nhưng thế nào là vô dụng? Trên thực tế, mọi thông tin bạn mới tiếp xúc đều sẽ được lưu vào khu trí nhớ ngắn hạn. Nếu như không được nhắc lại, không sử dụng thường xuyên, các thông tin ấy sẽ được xếp vào hàng vô dụng, và bị xóa đi rất nhanh.

Thời gian thông tin từ lúc được ghi nhớ cho đến khi quên được Ebbinghaus thể hiện qua biểu đồ mang tên: Đường quên lãng. Theo đó thì chỉ sau 1h, chúng ta quên đến hơn 1/2 thông tin thu nạp. Và sau 1 tuần, chúng ta chỉ còn có thể nhớ khoảng 20%.

Vậy làm sao để nhớ được mọi thứ?

Câu trả lời là không thể, nhưng chúng ta vẫn có cách để hạn chế thông tin bị quên, đó là biến các thông tin vô dụng trở thành hữu dụng bằng việc lặp lại thông tin đó (công việc được bao đời học sinh gọi với cái tên trừu mến là... "tụng bài").

Để ghi nhớ thật nhanh, Ebbinghaus đề xuất rằng bạn cần "tụng" lại thông tin ấy qua 4 lần. Lần đầu là ngay sau khi học, hãy đọc lại lần nữa. 3 lần lặp tiếp theo sẽ lần lượt theo chu kỳ: sau 15 - 20 phút; sau 6 - 8h; và sau 24h.

Còn để ghi nhớ trong dài hạn, quá trình đọc lại phải phân thành 5 giai đoạn. Đầu tiên vẫn là ngay sau khi học. Tiếp đó là sau 20 - 30 phút; sau 24h; sau 2 - 3 tuần; và sau 2 - 3 tháng.

Bên cạnh đó, Ebbinghaus còn đặt ra 10 bí quyết để bạn ghi nhớ tốt hơn.

10 bí quyết giúp bạn ghi nhớ tốt hơn

  1. Hãy học hiểu, đừng học vẹt. Thông tin bạn hiểu được có thể ghi nhớ nhanh hơn gấp 9 lần.
  2. Chỉ học những thông tin cần thiết, đừng cố ôm đồm mọi thứ. Hãy đặt ưu tiên của bạn cho chuẩn xác.
  3. Lưu ý: Những thứ học đầu tiên và cuối cùng bao giờ cũng dễ nhớ nhất.
  4. Hãy đọc nhiều chủ đề khác nhau. Nhớ nhé, các ký ức tương tự như nhau có thể bị trộn lẫn thành một mớ hỗn độn, và bạn quên rất nhanh.
  5. Học những thứ đối lập. Ví dụ khi học một ngôn ngữ mới, hãy học thành cặp từ: ngày - đêm, tối - sáng. Các từ đối lập sẽ dễ nhớ hơn.
  6. Kết nối những thứ cần nhớ đến ngoại cảnh. Ví dụ bạn đang ở trong một căn phòng, hãy thử kết nối các kiến thức với thứ gì đó trong phòng. Sau đó, chỉ cần nhớ về căn phòng đó là bạn có thể nhớ lại được nhiều kiến thức đấy.
  7. Nghĩ đến một câu chuyện: Nếu phải nhớ quá nhiều thông tin, hãy thử sắp xếp nó vào một câu chuyện. Nhưng không phải xếp bừa, mà những thứ cần nhớ sẽ được đặt vào các đoạn "plot twist".
  8. Ghi âm: Thu lại những thông tin cần học rồi nghe. Phương pháp này phù hợp với những người có khả năng tiếp thu khi nghe giảng tốt.
  9. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi học. Đây là cách để kích hoạt cái gọi là "trí nhớ cơ bắp", để gợi nhớ sau này dễ hơn.
  10. Chọn nguồn thông tin chuẩn nhất: Đừng dùng sách hoặc các phương pháp quá cũ. Mọi thứ có thể đã thay đổi theo thời gian, nên đừng phí công vào những kiến thức chưa chắc đã được sử dụng.
Cập nhật: 02/03/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video