Lý do khó đỡ khiến cá mập Megalodon tuyệt chủng

Những sinh vật to lớn bậc nhất thế giới - bao gồm cá voi, cá mập... đều lẩn trốn dưới biển sâu. Kể cả khi khủng long vẫn còn thống trị mặt đất, thì dưới biển đã có những sinh vật với kích cỡ vượt trội. Trong số đó phải kể đến Megalodon - siêu cá mập cổ đại với kích cỡ gấp 3 lần cá mập trắng ngày nay.


Megalodon và T-rex.

Siêu cá mập Megalodon xuất hiện từ 23 triệu năm trước, với chiều dài có thể phát triển vượt 20m, cùng một cú đớp uy lực mà không sinh vật nào trong lịch sử so sánh nổi. Dựa trên dữ liệu từ mô hình máy tính, các nhà khoa học cho rằng lực cắn của Megalodon có thể lên tới 11-18 tấn, đủ sức làm bẹp dúm một chiếc ô tô.

Điều này cũng có nghĩa rằng không một sinh vật nào trong đại dương từ trước đến nay có đủ sức làm đối thủ của Megalodon. Có điều nếu như vậy thì tại sao chúng lại tuyệt chủng?


Bộ nhá vô đối của Megalodon.

Câu hỏi này đã làm đau đầu các nhà khoa học trong nhiều năm, và may mắn là gần đây chúng ta đã tìm ra câu trả lời. Cụ thể, sau khi phân tích một mẫu răng hóa thạch, các chuyên gia cho rằng chúng tuyệt chủng vì quá... khảnh ăn, kén chọn.

Nhóm chuyên gia từ ĐH Pisa (Ý) đã phân tích một các dấu vết và vết thương trên một mẫu răng hóa thạch từ 7 triệu năm trước nhằm tìm ra chế độ ăn của Megalodon. Mẫu răng này được tìm thấy tại Aguada de Lomas (Peru).


Mẫu răng hóa thạch từ 7 triệu năm trước là mấu chốt quan trọng của nghiên cứu.

Theo đó, kết quả phân tích cho thấy con mồi chủ yếu của Megalodon là một loài cá voi lùn, mang tên Piscobalaena nana, và một tổ tiên của hải cẩu - loài Piscophoca pacifica.

Việc biến đổi khí hậu toàn cầu vào khoảng 2,6 triệu năm trước đã khiến số lượng cá voi lùn giảm mạnh. Khi đó, nhiệt độ toàn cầu giảm xuống, kéo theo lượng nước biển sụt giảm, băng giá hình thành tại hai cực. Tất cả đã đẩy cá voi lùn ra những vùng biển quá rộng - môi trường không hề phù hợp với chúng.

Trong khi đó, Megalodon lại chỉ ăn cá voi lùn và không thể chuyển sang con mồi khác. Rốt cục, loài quái vật thời cổ đại đã không thể thích nghi và lâm vào cảnh tuyệt chủng.


Megalodon lại chỉ ăn cá voi lùn và không thể chuyển sang con mồi khác.

"Siêu cá mập Megalodon tuyệt chủng là do sự sụt giảm của một số loài cá voi sừng tấm nhỏ - họ hàng của cá voi sừng tấm khổng lồ thời hiện đại" - chủ nhiệm nghiên cứu Alberto Collareta từ ĐH Pisa (Ý) cho biết.


Livyatan Melvillei - cá voi ăn thịt được cho là cạnh tranh được với Megalodon.

Nghiên cứu đã đặt ra một giả thuyết mới về cách siêu cá mập "vô đối" thời cổ đại biến mất. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng Megalodon còn chịu ảnh hưởng từ 1 loài cá "quái vật" khác, đó là Livyatan Melvillei - cá voi ăn thịt phát triển thịnh vượng đúng thời kỳ Megalodon thoái trào.

Cập nhật: 16/01/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video