Mãn nhãn loạt ảnh mưa sao băng Perseid thắp sáng bầu trời khắp thế giới

Một trong ba cơn mưa sao băng lớn nhất trong năm, đã diễn ra vào rạng sáng 14/8, tạo nên màn trình diễn ánh sáng cực kỳ mãn nhãn cho những người yêu thích bầu trời trên khắp thế giới.

Người yêu thích thiên văn học trên khắp thế giới đã được chiêu đãi một bữa tiệc thiên nhiên thật ngon mắt vào rạng sáng 14/8 khi mưa sao băng Perseid đạt cực điểm. Đây là một trong ba cơn mưa sao băng lớn nhất trong năm nên người quan sát có thể nhìn thấy đến hàng trăm vệt sao băng mỗi giờ.

Dưới đây là những hình ảnh chụp mưa sao băng Perseid từ khắp nơi trên thế giới. Từ Mỹ đến Canada, từ Trung Quốc đến Úc, hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mẹ thiên nhiên qua loạt ảnh sau đây.


Nhiếp ảnh gia Sergio Garcia Rill bắt lại được một vệt sao băng cùng Dải Ngân Hà trên bầu trời Công viên Enchanted Rock, bang Texas. Đây là một trong những địa điểm rất thích hợp để quan sát bầu trời đêm. (Ảnh:  Sergio Garcia Rill).


Những người cắm trại đêm ngắm mưa sao băng tại làng Vrchtepla, miền bắc Slovakia. (Ảnh: Petr Horálek).


Những vệt sao băng Perseid ở thung lũng Yosemite, bang California, Mỹ. Hình ảnh này được chồng ghép lại từ 25 tấm hình riêng biệt trong loạt ảnh phơi sáng liên tục suốt đêm. Ả(nh: Mike Shaw).


Sao băng Perseid ở một hồ nước tại Šibenik, Croatia. (Ảnh: Hrvoje Crnjak).


Những chú bò ngắm mưa sao băng tại thảo nguyên Nalati, Tân Cương, Trung Quốc. (Ảnh: Dai Jianfeng).


Mưa sao băng Perseid xuất hiện rực rỡ trên bầu trời Lâu đài Corfe, Wareham, Vương Quốc Anh. (Ảnh: AFP).


Tại Công viên Quan sát bầu trờ Poloniny ở Slovakia, ngay bên trên Đài thiên văn Kolonica, nhiếp ảnh gia Petr Horálek đã thức trắng đêm để thực hiện tác phẩm ấn tượng này. (Ảnh: Petr Horálek).


Bên trên nóc một nhà thờ Chính Thống Giáo ở Belarus, sao băng Perseid vút nhanh qua bầu trời. (Ảnh: Sergei Gapon/AFP.)

Mưa sao băng Perseids là hiện tượng diễn ra tháng 8 hàng năm với cực điểm rơi vào khoảng rạng sáng ngày 12-14/8. Các sao băng của nó là những mảnh vụn còn sót lại của sao chổi 109P/Swift-Tuttle tiến về phía Mặt trời. Lần cuối sao chổi này tới gần Mặt trời và cắt qua quỹ đạo của Trái đất là năm 1992 và lần tiếp theo sẽ là năm 2026.
Cập nhật: 16/08/2019 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video