Mạng lưới Internet "bất khả xâm phạm" đầu tiên trên thế giới

Trung Quốc đã bắt đầu thiết lập mạng truyền thông internet "không thể hack" đầu tiên trên thế giới với công nghệ lượng tử.

Dù là quốc gia nổi tiếng về các chính sách hạn chế internet, Trung Quốc dường như đang đi đầu trong việc phát triển mạng lưới truyền thông internet thế hệ mới.

Thành phố Tế Nam mới đây đã được lựa chọn làm trung tâm phát triển mạng lưới thông tin lượng tử. Đây được cho là mạng lưới truyền tải thông tin "bất khả xâm phạm" đầu tiên trên thế giới.


Mật mã học lượng tử được cho là một trong những cách bảo mật tốt cho mạng truyền thông internet - (Ảnh: EP).

Không giống như các phương pháp mã hóa che giấu chìa khóa bằng các công thức tính toán phức tạp, thông tin lượng tử và mật mã học lượng tử sử dụng “vướng lượng tử” hay “rối lượng tử” (quantum entanglement) để tạo lớp bảo vệ.

Cụ thể, chìa khóa được nhúng trong các photon (các hạt ánh sáng/ quang tử) và được gửi trước khi tin nhắn được mã hóa - một phương pháp được gọi là phân bổ khóa lượng tử QKD (Quantum key distribution).

Bằng cách này, mạng lưới truyền tải thông tin sẽ không bị hack, bởi vì bất kỳ nỗ lực đánh chặn các chìa khóa nào cũng sẽ bị người gửi và người nhận phát hiện ra ngay và họ sẽ không sử dụng khóa đó nữa.

Điều ấn tượng hơn nữa là Trung Quốc có công nghệ để mở rộng truyền thông lượng tử lên đến 400km. Điều này đã được chứng minh trước đó trong một nghiên cứu ở Hợp Phì, tỉnh An Huy.

Dường như Trung Quốc đang bỏ phương Tây lại phía sau trong cuộc đua về công nghệ lượng tử.


Trong khi phương Tây chưa mấy tập trung vào công nghệ này thì Trung Quốc đã có tham vọng sử dụng nó cho toàn hệ thống truyền thông của mình trong tương lai - (Ảnh: PW).

Phát biểu với BBC, Giáo sư Myungshik Kim, Trường ĐH Hoàng Gia London, cho biết: "Trong một thời gian dài, người ta không cho rằng cần phải phát triển công nghệ mới bởi sự phức tạp của hệ thống mã hoá hiện nay quá cao”.

Các lỗ hổng bảo mật và các vụ tấn công mạng gần đây, đã chứng minh rằng cách suy nghĩ ấy hoàn toàn sai lầm và đó là lý do tại sao Trung Quốc theo đuổi truyền thông lượng tử.

Zhou Fei, kỹ thuật viên của Viện trợ lý công nghệ lượng tử Trung Quốc đã tiết lộ với Financial Times rằng: "Chúng tôi dự định sử dụng mạng lưới ở Tế Nam để bảo vệ an ninh quốc gia, tài chính, cũng như các lĩnh vực khác. Nếu thành công, nó có thể được sử dụng trên khắp Trung Quốc và trên toàn thế giới".

Quantum entanglement là hiện tượng trong đó hai quang tử (photon) được tạo ra cùng lúc có liên hệ với nhau. Thật vậy, nếu hai photon được tạo ra đồng thời và được đặt ở hai vị trí khác nhau, chúng sẽ không tồn tại một cách biệt lập riêng rẽ, mà ngược lại, luôn có mối ràng buộc chặt chẽ với nhau - trạng thái của photon này quyết định trạng thái của photon kia.

Nếu ta buộc photon này tuân theo một trạng thái lượng tử nào đó, thì photon kia cũng lập tức có ngay một trạng thái lượng tử tương ứng. Nói cách khác, nếu biết trạng thái của photon này, thì lập tức ta sẽ biết trạng thái của photon kia.

Cập nhật: 27/07/2017 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video