Mãng xà cổ đại nặng hơn một tấn chuyên ăn thịt cá sấu

Kích thước và trọng lượng khổng lồ của rắn cổ đại Titanoboa khiến chúng dễ dàng siết chết cá sấu để ăn thịt.

Phiên bản phục dựng theo kích thước thật của loài rắn khổng lồ có tên khoa học Titanoboa cerrejonensis được trưng bày ở Bảo tàng Khoa học Đời sống Monte L. Bean ở Đại học Brigham Young, Utah, Mỹ, Washington Post hôm 6/1 đưa tin.


Phục dựng cuộc kịch chiến giữa Titanoboa và khủng long bạo chúa T-Rex. (Video: Smithsonian Channel).

Titanoboa có chiều dài 14,6 mét, sống trong rừng rậm cách đây 60 triệu năm và chuyên săn cá sấu để ăn thịt. Loài vật này không giết mồi bằng răng nanh hay nọc độc mà sử dụng các cơ cực khỏe trên cơ thể nặng hơn một tấn của mình để siết chết con mồi.

Các nhà nghiên cứu tìm thấy hóa thạch của Titanoboa ở một mỏ than đá tại Colombia, nơi lưu giữ nhiều dấu vết của động vật sinh sống trong những cánh rừng mưa nhiệt đới nóng ẩm bao phủ Trái Đất trong suốt thế Cổ Tân, thời kỳ khủng long bắt đầu tuyệt chủng.


Mô hình kích thước thật của Titanoboa đang nuốt chửng một con cá sấu. (Ảnh: Smithsonia).

Titanoboa thực sự to lớn với cơ thể dài hơn cả một chiếc xe buýt. Theo các nhà khoa học, nếu đối đầu trực diện, "mãng xà" Titanoboa khó có thể thắng được khủng long bạo chúa T-Rex, nhưng nếu bất ngờ phục kích, loài rắn cổ đại này có thể siết chết cả những con khủng long hung hãn nhất.

Phiên bản kích thước thực của loài quái vật cổ đại này được bảo tàng Monte L. Bean mượn từ Viện Smithsonia để phục vụ triển lãm "Quái vật rắn Titanoboa".

Cập nhật: 09/01/2018 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video