Mảnh sừng tê giác và bản lĩnh đàn ông

Thành công, nam tính và may mắn bắt nguồn từ nội lực bản lĩnh của mỗi cá nhân chứ không tới từ một mảnh sừng, là lời nhắn nhủ của giới bảo tồn tới đối tượng là nam giới, nhằm giúp loài tê giác tránh nguy cơ tuyệt chủng.

>>> Chỉ vài năm nữa, tê giác sẽ tuyệt chủng

Chiến dịch truyền thông "Sức mạnh của ý chí" được xây dựng dựa trên khái niệm "Chí" trong văn hóa Việt Nam, thể hiện sức mạnh của nội lực bên trong, vừa được các tổ chức bảo tồn phát động. "Sức mạnh của ý chí" hướng tới việc thay đổi hành vi của nam giới ở độ tuổi từ 35 đến 50 tại Hà Nội và TP HCM.

"Những người đàn ông có bản lĩnh, thành công, năng động và xuất sắc tạo ra sự may mắn cho chính mình, mà không cần một mảnh sừng tê giác để thể hiện sự giàu có, may mắn hay sức mạnh của họ", bà Josselyn Neukom, giám đốc Tổ chức dịch vụ dân số quốc tế (PSI), nhấn mạnh.


Nam Phi sở hữu khoảng 20.000 con tê giác, tương đương từ 70 tới 80% tổng số tê giác trên toàn thế giới. (Ảnh: greenfudge.org)

Theo Tiến sĩ Naomi Doak, trưởng đại diện TRAFFIC Đông Nam Á - Chương trình Tiểu vùng Mekong mở rộng, sự suy giảm quần thể tê giác trên toàn cầu đang ảnh hưởng tới các hệ sinh thái tự nhiên, tước đoạt sinh kế của các cộng đồng dân cư địa phương và làm đầy túi tiền cho tội phạm.

Các nhà bảo tồn cho rằng, "Sức mạnh của ý chí" sẽ giúp các đối tượng định hình lại quan điểm trong việc sử dụng sừng tê, đồng thời củng cố vai trò dẫn đầu của Việt Nam trong việc tích cực giảm thiểu mua bán và sử dụng sừng tê giác bất hợp pháp.

"Chiến dịch sẽ khuyến khích các cá nhân trong nhóm đối tượng mục tiêu thể hiện cho bạn bè rằng thành công của họ đến từ nội lực", ông Huỳnh Tiến Dũng, Quản lý Chương trình Bảo tồn của WWF Việt Nam nói.

Chương trình sẽ triển khai từ tháng 10 năm nay, bằng cách sử dụng các kênh truyền thông đa phương tiện là các bảng quảng cáo ngoài trời, áp phích trong cửa hàng và biển báo kỹ thuật số, các đội truyền thông trực tiếp, các sự kiện kết nối doanh nhân, tin nhắn trên điện thoại di động...

Chỉ trong 40 năm qua, số lượng tê giác trên thế giới đã giảm tới 95%, chỉ còn 25.000 con tê giác trong tự nhiên. Chỉ riêng năm 2013 đã có hơn một nghìn con tê giác bị giết hại để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, tức là tăng gần 8.000% so với năm 2007. Năm 2014, nạn thảm sát tê giác tại Nam Phi không có chiều hướng suy giảm mà thậm chí ngày càng khốc liệt hơn, tính đến ngày 11/9 đã có 769 con tê giác bị giết hại, tức là cứ mỗi ngày Nam Phi lại mất đi ba con tê giác.

Một bộ phận nhỏ người Việt Nam cho rằng sừng tê có giá trị như là một loại biệt dược chữa được nhiều bệnh. Không những thế, nó còn được sử dụng để thể hiện đẳng cấp hay làm quà biếu xa xỉ, mong sự nghiệp được thăng tiến.

Tê giác cuối cùng của Việt Nam đã bị giết để lấy sừng năm 2010. Các chuyên gia cảnh báo, tê giác thế giới sẽ có thể bị tuyệt chủng trong 6 năm nữa nếu nạn thảm sát loài vật này không được ngăn chặn kịp thời.

Theo Vnexpres
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video