Mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc rơi xuống miền Tây Ấn Độ

Theo các quan chức Ấn Độ, các mảnh vỡ rơi xuống miền Tây nước này vào cuối tuần qua có thể là bộ phận của tên lửa mà Trung Quốc phóng vào vũ trụ năm 2021.

Người dân ở vùng nông thôn miền Tây Ấn Độ cho biết các mảnh vỡ kim loại lớn đã rơi từ trên trời xuống vào cuối tuần qua, AFP đưa tin ngày 4/4.

Trong số đó, một mảnh vỡ có hình vòng tròn bằng kim loại với đường kính 2-3 m và nặng hơn 40 kg đã được phát hiện tại cánh đồng làng ở bang Maharashtra vào cuối ngày 2/4, người đứng đầu chính quyền địa phương, ông Ajay Gulhane nói với Press Trust of India.

“Chúng tôi đang chuẩn bị bữa tiệc thì bầu trời sáng rực với một chiếc đĩa màu đỏ rơi xuống mảnh đất trống trong làng”, một phụ nữ giấu tên ở quận Chandrapur của Maharashtra nói với tờ Times of India.

"Mọi người đã chạy về nhà vì sợ vụ nổ có thể xảy ra và ở trong nhà gần nửa tiếng”, cô nói thêm.

Một vật thể khác là quả cầu kim loại lớn, có đường kính khoảng 0,5 m đã rơi xuống ngôi làng khác trong huyện, ông Gulhane cho biết. “Chúng tôi đã thu thập vật thể này để điều tra. Chúng tôi cũng cử (cán bộ cấp dưới) đến từng thôn để tìm xem liệu có còn vật thể nào đang nằm rải rác hay không”.

Không có thương vong hay thiệt hại nào được ghi nhận sau vụ việc.

Một quan chức của Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) nói rằng thời điểm các vật thể rơi "trùng khớp” với thời gian dự kiến mảnh vỡ từ tên lửa Trung Quốc rơi trở lại Trái Đất sau khi phóng vào tháng 2/2021.


Mảnh vỡ rơi xuống Ấn Độ có hình vòng tròn giống với một mảnh của tên lửa Long March 3B được phóng vào tháng 2/2021 của Trung Quốc. (Ảnh: Reuters).

Nhà quan sát không gian Jonathan McDowell thuộc Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian cũng cho rằng mảnh vỡ có hình vòng tròn giống với một mảnh từ tên lửa Long March 3B của Trung Quốc.

Khi một vật thể đi vào bầu khí quyển, sự ma sát có thể tạo ra lượng nhiệt lớn khiến nó bốc cháy và phân rã khi quay trở về Trái Đất, nhưng một số vật thể lớn có thể không bị phá hủy hoàn toàn.

Các mảnh vỡ của chúng có thể rơi xuống bề mặt hành tinh và gây ra thiệt hại cùng thương vong, mặc dù tỷ lệ rủi ro tương đối thấp.

Vào năm 2020, mảnh vỡ từ một tên lửa Long March khác của Trung Quốc rơi xuống các ngôi làng ở Bờ Biển Ngà, gây ra thiệt hại một số công trình xây dựng nhưng không ai bị thương.

Cập nhật: 06/04/2022 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video