Mặt trăng “ăn” Mộc tinh

Một nhà thiên văn học đã ghi lại hình ảnh chi tiết về hiện tượng thiên văn hiếm hoi, theo đó mặt trăng có vẻ như đang “ngấu nghiến” sao Mộc, hành tinh lớn nhất của hệ mặt trời.

>>> Video: Mặt trăng "ăn" sao Mộc


Mặt trăng và sao Mộc trong hiện tượng thiên văn hiếm hoi - (Ảnh: Rafael Defavari)

Chuyên gia chụp ảnh thiên văn Rafael Defavari đã quay được cảnh hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời biến mất đằng sau bề mặt lởm chởm của mặt trăng.

Hiện tượng tuyệt vời trên gọi là sự che khuất, tức chỉ tình trạng một thiên thể bị che lấp bởi một thiên thể khác đi ngang tầm mắt của người đang quan sát thiên thể đầu tiên.

Chỉ một số khu vực ở nam bán cầu có thể quan sát được hiện tượng này vào ngày Giáng sinh. Và ông Defavari đã quay được hình ảnh trên tại São Bernardo do Campo (Brazil).

Đoạn video cũng bắt được sao Mộc, lớn gần gấp 122 lần Trái đất, tái xuất hiện và biến mất một lần nữa ở vùng tối của mặt trăng.

Một trong những mặt trăng của thiên thể khí khổng lồ, gọi là Io, cũng “góp vui” bằng cách xuất hiện dưới dạng bóng mờ trên bề mặt sao Mộc khi nó xuất hiện trở lại màn hình.

Lúc đó, mặt trăng cách Trái đất khoảng 386.000km, trong khi sao Mộc, hành tinh thứ 5 tính từ mặt trời, ở khoảng cách hơn 579.363.840km, theo website Bad Astronomy.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video