Mặt Trăng nhân tạo của Trung Quốc: mãi chỉ là giấc mơ

Cả người Trung Quốc lẫn tỷ phú Elon Musk (Mỹ) đều từng đưa ra những kế hoạch chế tạo Mặt trăng hay Mặt trời nhân tạo... Tuy nhiên hãy còn một khoảng cách khá xa giữa ước mơ và thực tế.

Hôm 10/10, Tian Fu New Area Science Society – một tổ chức khoa học tư nhân tại Trung Quốc, đã tuyên bố kế hoạch thay thế đèn đường ở Thành Đô bằng một vệ tinh được phóng lên quỹ đạo với thiết kế có khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt trời đến Trái đất vào ban đêm. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Tạp chí Astronomy, giáo sư Ryan Russell – chuyên gia kỹ thuật hàng không vũ trụ tại Đại học Texas Austin đã đưa ra nhận định, dựa trên hiểu biết của ông, rằng Mặt trăng nhân tạo chỉ là một kế hoạch bất khả thi.


Thành Đô dự định phóng vệ tinh được thiết kế để hoạt động như một Mặt trăng nhân tạo. (Ảnh: Getty Images).

Trước đó, Wu Chunfeng – người đứng đầu Tian Fu New Area Science Society – đã trả lời phỏng vấn của China daily, cho biết Mặt trăng nhân tạo sẽ quay ở độ cao khoảng 310 dặm bên trên Trái đất, còn ánh sáng mà nó phản chiếu được kỳ vọng sẽ có cường độ bằng khoảng 1/5 so với đèn đường thông thường. Theo kế hoạch, Mặt trăng nhân tạo đầu tiên sẽ được triển khai vào năm 2020, sau đó sẽ tiếp tục phóng thêm 3 vệ tinh nữa nếu hiệu quả đúng như mong đợi. Chunfeng cũng tuyên bố rằng, các vệ tinh có thể thắp sáng cả một khu vực rộng lớn với diện tích lên đến 4.000 dặm vuông.

Mặc dù vậy, điều này là chưa đủ để thuyết phục Russell. “Tuyên bố của họ về 1 vệ tinh ở quỹ đạo cận Trái đất, tại độ cao khoảng 300 dặm, chắc hẳn là do lỗi đánh máy hoặc cố ý phát đi thông tin sai lệch. Những gì mà tôi đọc được ám chỉ rằng chúng ta có thể treo lơ lửng một vệ tinh ngay bên trên một thành phố cụ thể nào đó, và dĩ nhiên điều này là không thể”, Russell nói với Astronomy.

Để giữ cho vệ tinh ở yên tại vị trí ngay bên trên Thành Đô, nó sẽ cần phải được đưa đến độ cao 22.000 dặm so với bề mặt Trái đất – Russell giải thích. Và như vậy, bề mặt của nó cũng cần phải được làm lớn hơn để phản chiếu ánh sáng Mặt trời từ khoảng cách đó. Trong khi ở độ cao 300 dặm, vệ tinh sẽ nhanh chóng liên tục quay xung quanh Trái đất và chiếu sáng các địa điểm mới. Thậm chí, ngay cả khi thành phố có thể hiện thực hóa kế hoạch Mặt trăng nhân tạo, Russell cũng cho rằng điều đó là không nên. “Đây thực sự là một giải pháp hết sức phức tạp bởi có thể ảnh hưởng tới tất cả mọi người, trong khi mục đích ban đầu đơn giản chỉ là muốn phục vụ một vài đối tượng”, ông nói. “Đó thậm chí có thể là ô nhiễm ánh sáng thiên thể".

Vì lý do trên, có lẽ Thành Đô không nên tháo bỏ đèn đường của họ.

Cập nhật: 02/11/2018 Theo KHPT
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video