Mặt Trời có thể làm chậm xu thế ấm lên của khí hậu

Thông thường chúng ta cho rằng khi Mặt Trời hoạt động tích cực và bức xạ gia tăng sẽ khiến cho năng lượng Trái Đất tăng cao, làm cho khí hậu Trái Đất ngày càng nóng lên.


Mặt trời hoạt động có thể sẽ làm hạ thấp nhiệt độ Trái Đất. (Ảnh internet)

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Học viện Hoàng Gia Anh phát hiện sự giảm thiểu bức xạ tia tử ngoại của Mặt Trời dẫn tới sự thay đổi tầng ozone và khiến nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Trong khi đó Mặt Trời hoạt động tích cực lại giúp hạ thấp nhiệt độ Trái Đất.

Phát hiện mới này đi ngược lại hoàn toàn so với nghiên cứu trước đó của giới khoa học. Phát hiện mới cho thấy Mặt Trời có thể sẽ làm chậm lại xu thế ấm lên khí hậu toàn cầu.

Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích số liệu quang phổ Mặt Trời thu thập bởi vệ tinh "sự bức xạ Mặt Trời và biến đổi khí hậu" (SORCE). Vệ tinh SORCE chủ yếu thu thập các số liệu về năng lượng Mặt Trời bao gồm sự bức xạ của tia X-quang, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia hồng ngoại gần.

Nghiên cứu phát hiện khi Mặt Trời hoạt động yên tĩnh và giảm thiểu bức xạ, cường độ bức xạ tại khu vực gần bề mặt Trái Đất sẽ tăng lên. Các nhà khoa học suy đoán từ nay về sau khi Mặt Trời hoạt động tích cực, có thể sẽ làm hạ thấp nhiệt độ Trái Đất.

Nhà khoa học Joanna Haigh thuộc Học viện Hoàng Gia Anh, cho biết khi Mặt Trời hoạt động tích cực sẽ làm xuất hiện nhiều hơn sự bức xạ từ Mặt Trời. Sự bức xạ Mặt Trời là nhân tố mang tính quyết định đối với kết cấu và thành phần nhiệt của tầng khí quyển Trái Đất.

Theo các nhà khoa học, khi hoạt động của Mặt Trời giảm dần, sự bức xạ Mặt Trời cũng sẽ giảm theo. Tuy nhiên, do ánh sáng Mặt Trời chứa nhiều chủng loại bức xạ khác nhau, vì thế chúng sẽ có sự thay đổi tương ứng với sự thay đổi của thành phần khí quyển và sự ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề này hiện tại giới khoa học còn chưa có nhiều nghiên cứu liên quan.

Đài khí tượng Anh cũng vừa công bố báo cáo nghiên cứu khí hậu mới nhất, cho thấy trong gần 10 năm qua tốc độ ấm lên toàn cầu chậm lại không phải là do nỗ lực của con người giảm lượng khí thải hiệu ứng nhà kính, mà là kết quả của một số nhân tố biến đổi trong giới tự nhiên, trong đó có sự biến đổi của hoạt động Mặt Trời.

Ngoài ra, hàm lượng hơi nước trong tầng khí quyển giảm xuống cũng giúp sự ấm lên khí hậu toàn cầu chậm lại.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video