Biến đổi khí hậu toàn cầu là một trong những chủ đề mà không ít người đề cập và bàn luận. Tuy nhiên, trong số vô vàn những quan niệm, ý kiến, cũng có đúng, có sai, có quan niệm là sự thật, cũng có quan niệm là sự nhầm lẫn tai hại.
Hãy xem những lý giải của bạn về biến đổi khí hậu toàn cầu là đúng hay sai nhé.
Nhầm lẫn: Sự sống có thể thích nghi với tất cả những thay đổi. Văn minh nhân loại tồn tại cho đến ngày nay cũng đã trải qua sự khô hạn và thay đổi nhiệt độ không khí trong quá khứ.
Sự thật: Con người có thể trải qua những thay đổi thất thường như khô hạn, thời tiết quá nóng hay quá lạnh. Tuy nhiên, đừng quên rằng đã từng có không ít những loài động vật cho đến những xã hội đã bị diệt vong vì gặp phải điều kiện khí hậu quá khắc nghiệt. Hẳn bạn vẫn còn nhớ tới sự diệt vong của loài voi ma mút và khủng long? Nếu như chúng ta không hạn chế lượng khí nhà kính thải vào không khí mỗi năm, Trái đất sẽ phải đối mặt với một cuộc biến đổi to lớn trong 10 nghìn năm trở lại đây.
Nhầm lẫn: Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến công nhân và ngành công nghiệp của các nền kinh tế phát triển.
Sự thật: Nếu như chúng ta có một nền thương mại ít khí thải thì chúng ta có thể thúc đẩy một nền kính tế ít các-bon mới. Những công ty đã giảm thiểu lượng khí nhà kính thải ra môi trường đã phát hiện ra rằng, giảm thiểu ô nhiễm có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền. So với những phương pháp quản lý khác, việc sách hoạch một nền mậu dịch hoàn thiện còn có thể giảm thiểu chi phí quản lý. Ngoài ra, những hạn mức mang tính cưỡng chế về lượng khí thải còn có thể kích thích khoa học công nghệ phát triển từ đó, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và của cải hơn.
Nhầm lẫn: Biến đổi khí hậu toàn cầu và sự gia tăng đột biết của khí CO2 thực tế là có lợi. Nó có thể giảm thiểu những trường hợp tử vong do quá lạnh đồng thời kích thích sinh vật phát triển.
Sự thật: Những ảnh hưởng có lợi của biến đổi khí hậu hoàn toàn quá ít so với những tai họa mà nó có thể đem đến cho con người. Mặc dù trong một số điều kiện nhất định, khí CO2 có thể trở thành một loại phân bón cho động vật. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, sau một vài năm khi thực vật đã thích ứng với loại phân bón này thì tác dụng của chúng sẽ giảm đi rất nhiều. Đó là chưa nói đến việc lượng khí CO2 tăng nhanh khiến mực nước biển dân cao, nuốt chửng rất nhiều khu vực ven biển, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân, sinh vật biển, nghề cá,…
Nhầm lẫn: Lẽ nào trước đây, Bắc Cực chưa bao giờ ấm lên? Biến đổi khí hậu toàn cầu chỉ là một bộ phận trong vòng tuần hoàn của tự nhiên.
Sự thật: Những biến đổi mà Trái đất của chúng ta đang trải qua hoàn toàn không phải là một hiện tượng tự nhiên. Biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay là do con người tạo ra. Trước đây, Bắc Cực từng nóng lên, nhưng khi đó, con người vẫn chưa biết dùng các loại nhiên liệu hóa thạch, cũng chưa chặt phá rừng một cách khủng khiếp như ngày nay. Hiện tại, lượng khí CO2 mà con người thải vào khí quyển cao gấp hàng trăm lần so với quá khứ. Lượng khí CO2 tự nhiên thải ra môi trường thường dao động từ 180-300 ppm, tuy nhiên, hiện nay hàm lượng khí CO2 đã ở vào mức 380 ppm.
Nhầm lẫn: Những mùa đông lạnh giá và những mùa hè không hề nóng nực trong một vài năm trở lại đây khiến tôi cảm thấy Trái đất không hề ấm lên.
Sự thật: Ở một số khu vực trên thế giới quả thực có xuất hiện thời tiết giá lạnh bất thường vào mùa đông, tuy nhiên, về tổng thể, Trái đất đang ấm lên từng ngày. Những mùa đông lạnh bất thường chỉ chứng tỏ rằng, khí hậu đang trở nên cực đoan hơn chứ không phải là không ấm lên.
Nhầm lẫn: Nếu như biến đổi khí hậu toàn cầu thực sự tồn tại thì tại sao có một số sông băng và tảng băng vẫn không ngừng mở rộng chứ không phải là nhỏ lại.
Sự thật: Ở rất nhiều khu vực trên thế giới, các sông băng đang bị thu hẹp đi một cách rất rõ. Những số liệu khoa học mới nhất cho thấy, diện tích băng bao phủ đảo Greenland đang bị thu hẹp một cách mau chóng. Ở phía Na Uy, Iceland và New Zealand, một số sông băng trong một vài chục năm trở lại đây diện tích đang không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, đây chỉ là những hiện tượng mang tính cục bộ do mưa bão và tuyết rơi tạo thành chứ không phải là do nhiệt độ Trái đất lạnh đi.
Từ năm 1961 đến 1997, diện tích sông băng trên toàn thế giới đã giảm đi 1432 km3. Theo số liệu của Trung tâm số liệu băng tuyết quốc gia của Mỹ thì từ năm 1976 đến 2006, diện tích băng trên đảo Greenland vào mùa hè giảm đi hơn 30%. Từ năm 1950 đến nay, nhiệt độ trung bình ở bán đảo Nam Cực cũng tăng lên 2,5 độ C.
Nhầm lẫn: Hiện tại đến dự báo thời tiết trước vài ngày cũng khó, chúng ta làm sao có thể dự đoán trước sự thay đổi của khí hậu hàng chục hàng trăm năm sau?
Sự thật: Dự đoán về sự biến đổi khí hậu hoàn toàn khác với dự báo thời tiết. Dự báo thời tiết có chính xác hay không tùy thuộc vào việc mô tả trạng thái của tầng khí quyển của Trái đất ở một thời điể nhất định. Trong khi đó, dự đoán khí hậu lại dựa vào những số liệu có thể kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm, thậm chí nhiều thế kỷ. Chẳng hạn, chúng ta không thể biết chính xác một ngày nào đó của tháng 12 ở New England trời có lạnh xuống dưới 0 độ C hay không, tuy nhiên nếu dựa trên những theo dõi khí hậu của khu vực này, chúng ta có thể biết rằng tháng 12 ở New England có nền nhiệt rất thấp.
Nhầm lẫn: Lỗ thủng tầng ozon đang nhỏ lại, sự ấm lên toàn cầu sẽ không còn là vấn đề gì to tát nữa.
Sự thật: Sự ấm lên toàn cầu và lỗ thủng tầng ozon là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Tầng ozon tồn tại ở tầng bình lưu (cách mặt đất từ 9 đến 31 dặm Anh), bao trùm toàn bộ Trái đất, bảo vệ Trái đất không bị ảnh hưởng bởi các tia tử ngoại. Lỗ thủng tầng ozon xuất hiện là do lượng ozon ở tầng bình lưu bị giảm đi. Trong khi đó, khí CO2 và các loại khí nhà kính khác do hoạt động của con người thải ra không ngừng tích tụ trong tầng khí quyển chính là nguyên nhân khiến cho nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên.