"Mặt Trời ma" sáng rực trên bầu trời Trung Quốc

Nhiều cư dân ở thành phố Khorgas phía tây khu tự trị Tân Cương trông thấy ba Mặt Trời lơ lửng ở đường chân trời vào chiều ngày 12/12.

Hai vầng sáng gọi là "Mặt Trời ma" xuất hiện ở phía bên phải và bên trái Mặt Trời thật trong thời tiết lạnh giá. Hiện tượng tự nhiên này xảy ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu xuyên qua những tinh thể băng lơ lửng trong không khí, tạo thành hào quang rõ nét có thể nhìn thấy từ xa.

Shi Li, sinh viên đại học, chứng kiến cảnh tượng khi đang gọi điện cho chị gái ở Khorgas. "Lúc đầu tôi nghĩ mình nhìn nhầm, nhưng sau khi nghe mọi người nói chuyện, tôi biết hiện tượng Mặt Trời ma thực sự xảy ra", Li chia sẻ.

Kỹ sư khí tượng Bian Yun ở Cơ quan Khí tượng Trung Quốc cho biết Mặt Trời ma hiếm khi xuất hiện ở nước này. "Có nhiều tinh thể băng hình lục giác trong những đám mây bán trong suốt trên trời. Đôi khi, chúng có thể xếp thẳng hàng với nhau và nằm ngang trên bầu trời. Ánh sáng Mặt Trời chiếu lên các tinh thể băng này tạo ra hình ảnh phản chiếu khác thường", Yun giải thích.


Mặt Trời ma có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Theo NASA, Mặt Trời ma có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm dù hiện tượng này dễ quan sát nhất khi Mặt Trời ở vị trí thấp hơn trên đường chân trời vào tháng 1, 4, 8 và 10. Hiện tượng cũng xảy ra khi tinh thể băng phổ biến hơn trong không khí hoặc khi có mây ti.

Cập nhật: 16/12/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video