Mây xà cừ nguy hiểm ở vùng cực

Bầu trời đen thẫm của vùng cực trong mùa đông không chỉ là phông nền cho những dải sáng bắc cực quang mà còn là nơi hiện diện của một hiện tượng thiên nhiên không kém phần đặc biệt mang tên mây xà cừ.


Những đám mây xà cừ phía trên bầu trời Na Uy. (Ảnh: Truls Melbye Tiller).

Theo IFL Science, mây xà cừ hình thành tại tầng bình lưu vùng cực vào mùa đông, ở độ cao 15.000 - 25.000m. Do mây xà cừ nằm cao hơn những đám mây thông thường, không khí bao quanh chúng rất lạnh, thường xuống đến -85°C.

Mây xà cừ tạo thành từ những hạt nhỏ đóng băng và vị trí trên cao giúp chúng có thể tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời. Khi chạm đến các hạt, ánh sáng bị khúc xạ, chia thành nhiều dải màu rực rỡ, như trong các bức ảnh chụp hôm 16/12 của nhiếp ảnh gia Truls Melbye Tiller ở Tromsø, Na Uy.

Tuy nhiên, những đám mây này góp phần không nhỏ phá hủy tầng ozone. Chúng cung cấp bề mặt loại bỏ axit nitric dạng khí, làm xáo trộn các chu trình nitơ, đồng thời hỗ trợ phản ứng sinh ra clo hoạt hóa, chất xúc tác dẫn đến lỗ hổng tầng ozone.

Mây xà cừ là gì?

Mây xà cừ hay mây tầng bình lưu vùng cực (viết tắt: PSC) là một dạng mây tại tầng bình lưu vùng cực về mùa đông, ở cao độ khoảng 15.000–25.000m (50.000–80.000 ft). Nó là có liên quan chặt chẽ đến sự hình thành của các lỗ hổng ozone; các hiệu ứng của chúng đối với sự suy giảm ozone nảy sinh do chúng hỗ trợ các phản ứng hóa học sinh ra clo hoạt hóa, là chất xúc tác cho sự phá hủy ozone, cũng như do chúng loại bỏ axít nitric dạng khí, làm xáo trộn các chu trình nitơ và clo về hướng phá hủy ozone.

Cập nhật: 11/05/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video