Mercedes Sosa: Giọng ca đưa người Mỹ Latinh qua "Chiến tranh bẩn thỉu"

Hôm nay, Google Doodle vinh danh Mercedes Sosa, nữ ca sĩ nhạc dân gian Argentina đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người vượt qua "Chiến tranh bẩn thỉu".

Mercedes Sosa là ai mà Google Doodle vinh danh?

Mercedes Sosa sinh ngày 9/7/1935 tại San Miguel de Tucumán, Argentina. Bà nổi tiếng khắp châu Mỹ Latinh và nhiều quốc gia ngoài khu vực khi hát những bài hát về tự do.

Sosa cũng là một trong những người truyền bá hàng đầu của phong trào Nueva Trova hay New Song phát triển từ Mỹ Latinh vào những năm 1960 và những năm 1970.

Trong những ngày tồi tệ nhất của "Chiến tranh bẩn thỉu" (1976-1983), khi các chế độ độc tài quân sự ở Argentina, Chile và Uruguay tra tấn và giết chết hàng nghìn người bất đồng chính kiến và gia đình họ, Mercedes Sosa đã cất tiếng hát về tự do.

Về cơ bản là một nghệ sĩ thanh nhạc, chứ không phải là một nhạc sĩ, Mercedes Sosa nổi tiếng khi trình bày các tác phẩm kinh điển "Gracias a la Vida" (Tạm dịch: Cảm ơn, cuộc sống) của Violeta Parra và bài "Solo le pido a Dios" (tạm dịch: Đừng khiến tôi phải quen với chiến tranh) của Leon Gieco - Bob Dylan.

Giọng ca truyền sức mạnh


Google Doodle để biểu tượng vinh danh Mercedes Sosa.

Giọng của bà, lúc thì trầm ấm, lúc dịu dàng, luôn cuốn hút và khiến người nghe choáng ngợp. Những bài hát của bà đã truyền cảm hứng, vực dậy những con người đang khốn khổ.

"Bất cứ ai không sống qua những thời khắc khó khăn đó đều không thể thực sự hiểu bà ấy quan trọng như thế nào. Sosa là biểu tượng của chúng tôi", Pablo Farba, người quản lý người Anh của Sosa cho biết. "Bà ấy làm việc theo tiêu chuẩn cao nhất và không bao giờ thỏa hiệp - đó là lý do tại sao bà ấy đi lưu diễn hơn là yên lặng ở nhà”.

Mercedes Sosa sinh ra trong một gia đình khá nghèo khó ở tỉnh Tucuman. 15 tuổi, bà tham gia một cuộc thi tài năng của đài phát thanh địa phương dưới cái tên Gladys Osorio và giải thưởng là hợp đồng thu âm hai tháng. Đây là bước đệm cho sự nghiệp 60 năm của bà.

Album đầu tiên của bà, La Voz de la Safra (Tạm dịch: Tiếng nói của mùa gặt) được thu âm vào năm 1959. Năm sau đó, bà phát hành Songs with Feeling, được sản xuất bởi người chồng đầu tiên của bà là Manuel Oscar Matus.

Năm 1965, bà ra mắt tại Liên hoan Cosquin cực kỳ nổi tiếng. Đây là sự kiện âm nhạc dân gian hàng đầu của Argentina.

Bị đàn áp


Mercedes Sosa nổi tiếng khắp châu Mỹ Latinh và nhiều quốc gia ngoài khu vực khi hát những bài hát về tự do.

Vào năm 1979, khi đang biểu diễn ở La Plata, bà đã bị quân đội xông vào bắt giữ ngay trên sân khấu. Bà và toàn bộ khán giả bị giam giữ trong gần 20 giờ. Hành động này đã bị cả thế giới lên án.

Sau khi được thả, với một trái tim nặng trĩu, bà đã chọn lưu diễn, đầu tiên ở Pháp và sau đó là Tây Ban Nha. Nhà báo người Argentina, ông Gustavo Sylvestre, từng cho biết, thời gian này bà rất u sầu. “Bà ấy đã thật đau đớn khi phải ra đi. Bà ấy mang nỗi buồn, sự chán nản, như một đám mây xám", ông nói.

Mặc dù không bị cấm trở về Argentina, nhưng vào thời điểm đó, bà bị cấm hát ở nơi công cộng, và mãi đến năm 1982 bà mới trở lại. Khi đó, cuộc “Chiến tranh Bẩn thỉu” sắp kết thúc và đất nước bắt đầu hồi phục.

Sau đó bà tham gia Hội đồng Trái đất, một sáng kiến bảo vệ môi trường và được bổ nhiệm làm Đại sứ thiện chí của Unicef. Bà tiếp tục hát, cùng biểu diễn với nhiều ngôi sao sáng khác như Pavarotti, Joan Baez và Sting.

Mercedes Sosa mất ngày 4/10/2009 ở tuổi 74.

Google Doodle để biểu tượng vinh danh Mercedes Sosa vì những đóng góp to lớn trên của bà.

Cập nhật: 31/01/2019 Theo TTVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video