MIT phát triển mực xăm giúp bạn biết khi nào mình ốm chỉ bằng cách nhìn

Loại mực xăm mới có thể thay đổi màu sắc theo tình trạng sức khỏe.

Dự án này có tên DermalAbyss, là sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Trường Y Harvard. Đây là sự kết hợp các kỹ thuật trong lĩnh vực giao diện lỏng (Fluid Interfaces)công nghệ sinh học. Các nhà nghiên cứu đã phát triển thành công loại mực xăm có khả năng chuyển màu theo những thay đổi trong cơ thể, chẳng hạn như lượng đường và natri trong máu.

Sử dụng một chất lỏng có các cảm biến sinh học, các nhà nghiên cứu đã biến bề mặt da thành một "màn hình" theo dõi sức khỏe. Công nghệ này có thể trở thành một đột phá mới mang tính cách mạng trong việc giám sát sức khoẻ con người.


Mực xăm có thể đổi màu theo tình trạng sức khỏe.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu đã phát triển ba loại mực khác nhau thay đổi theo dịch từ kẽ giữa các tế bào của chúng ta, chiếm khoảng 16% trọng lượng cơ thể người.

Trong ba loại mực cảm biến, hấp dẫn nhất có lẽ là loại đo mức đường huyết. Khi lượng đường trong máu tăng lên, mực xanh dương sẽ chuyển thành màu nâu. Một hình xăm theo dõi đường huyết có thể giúp cuộc sống dễ dàng hơn đối với những người bệnh tiểu đường.

Nhóm nghiên cứu cũng tạo ra một loại mực chuyển từ màu hồng sang màu tím dựa trên độ pH. Loại mực thứ ba có thể phát hiện natri, phát màu xanh lá cây dưới ánh sáng cực tím khi có nồng độ muối tăng cao.

Đối với những người có tình trạng sức khoẻ đòi hỏi phải theo dõi lượng đường hoặc natri trong máu, việc sử dụng một hình có thể là một khái niệm thú vị.


Các loại mực khác nhau có thể giúp theo dõi lượng Natri, glucose trong máu và độ pH.

Nhưng hiện tại, DermalAbyss chỉ ở giai đoạn nghiên cứu ban đầu và chưa có thông tin về thời gian nó có thể trở thành một sản phẩm thực sự.

Trước khi công nghệ tuyệt vời này có thể được chấp nhận ở người, nó sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn của các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt, có thể ở động vật đầu tiên và cuối cùng là ở người. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm các loại mực trên các da lợn. Trong một video giới thiệu về DermalAbyss, bạn có thể thấy các thử nghiệm này hoạt động như thế nào.

Một điều cần chú ý là khả năng xảy ra dị ứng khi sử dụng các loại mực này trên người. Bên cạnh đó, vẫn còn những hoài nghi về tính chính xác trong việc thể hiện các thông số sức khỏe của các loại mực xăm.

Thành viên của nhóm nghiên cứu, Xin Liu cho biết: "Phải mất một thời gian dài để thực hiện được những điều thực tế, nhưng công nghệ này gợi lên trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới".

Cập nhật: 15/06/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video