Hạt nano trong mực xăm có thể chạy trong máu

Các nhà khoa học từ Đức và Cơ quan bức xạ synchrotron châu Âu lần đầu tiên phát hiện được hạt nano trong mực xăm trong hạch bạch huyết.

Phát hiện này được họ đăng tải trên tạp chí Scientific Journal. Theo đó, mực thông qua cây kim xăm vào sâu dưới lớp biểu bì và da. Tại đây, do kích thước quá lớn, những hạt phân tử mực sẽ không bị hệ miễn dịch của chúng ta phá vỡ, đó là lý do các hình xăm tồn tại được.

Khi sử dụng laser để xóa xăm, tia laser phá vỡ những phân tử mực này, biến nó thành những hạt nhỏ, mà vì thế cơ thể có thể “nuốt trôi” những phân tử này. Và theo các nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan bức xạ Synchrotron châu Âu, điều này có thể gây ra vấn đề cho sức khỏe dù chưa biết chính xác là gì.


Mực in có thể chứa chất bảo quản và chất độc như cobalt, chrom, mangan, nickel. (Ảnh minh họa).

“Không ai kiểm tra thành phần hóa học của các màu in, tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng chúng ta nên quan tâm tới điều này” – Hiram Castillo – nhà nghiên cứu tham gia công trình trên cho biết.

Mực in có thể chứa chất bảo quản và chất độc như cobalt, chrom, mangan, nickel. Một trong những thành phần phổ biến của mực in là titanium dioxide, thường được sử dụng cho mực trắng, và được dùng để làm nổi màu mực khác lên. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy dấu vết của một vài hạt nano của màu xăm dạng này thông qua các chùm tia X-quang dạng ống nano và kính hiển vi X-quang.

“Chúng tôi đã biết màu xăm có thể di chuyển tới các hạch bạch huyết vì các hạch này bị mờ đi vì màu xăm. Nhưng điều chúng tôi không biết là những hạt nano này sẽ phản ứng thế nào với cơ thể” – Bernhard Hesse – một trong những nhà nghiên cứu – nói.

Sử dụng quang phổ hồng ngoại, các nhà khoa học có thể khẳng định những mô xung quanh các hạt này có sự thay đổi cấu trúc.

“Những thí nghiệm tiếp theo, chúng tôi sẽ nghiên cứu các sắc tố, các nguyên tố hóa học nặng, những cơ quan nội tạng, các mô ở xa để xem liệu các thành phần trong mực xăm có đi ra khắp cơ thể hay không”.

Cập nhật: 16/09/2017 Theo khoahocphattrien
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video