MIT vô tình phát minh ra vật liệu siêu đen mới, đen hơn cả Vantablack trên BMW X6

Các nhà khoa học tại Viện MIT đã vừa phát minh ra một vật liệu còn đen hơn cả Vantablack - vật liệu phủ của chiếc BMW X6 siêu đen. Vật liệu này được làm bằng sợi nano carbon với cấu trúc xếp dọc (CNT) phủ trên các lá nhôm khắc chlorine (clo). Kết quả là nó có thể hấp thụ đến 99,995% ánh sáng chiếu vào.

Thực tế đây là một sản phẩm được phát minh tình cờ bởi mục tiêu của nhóm nghiên cứu ban đầu là tìm cách cấy CNT trên các vật liệu có thể dẫn điện như nhôm nhằm tăng tính chất điện và nhiệt của nó. Thế nhưng màu sắc của sản phẩm khiến nhóm nghiên cứu ngạc nhiên và khi đo độ phản quang của nó, nhóm nghiên cứu lúc này mới nhận ra họ đã tạo ra một vật liệu siêu đen.


Vật liệu siêu đen này được phát hiện rất tình cờ.

Vật liệu này đã được trình diễn tại phiên trưng bày nghệ thuật "The Redemption of Vanity" tại Sở giao dịch chứng khoán New York. Một viên kim cương 16.78 carat tự nhiên màu vàng được phủ vật liệu siêu đen của MIT và kết quả là viên kim cương óng ánh trị giá 2 triệu đô biến mất ngay trước mặt người xem, chìm trong khoảng không vô định.

Nhóm nghiên cứu cho biết vật liệu này có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như không gian và quang học. Theo Brian Wardle - giáo sư khoa kỹ thuật hàng không không gian thuộc MIT nói rằng nó có thể được sử dụng làm các tấm chắn quang học giúp làm giảm lóa và có thể ứng dụng trong kính không gian để giúp phát hiện các ngoại hành tinh đang bay trên quỹ đạo. Ông nói vật liệu này thậm chí có thể trở nên đen hơn.

Trước khi MIT phát triển ra vật liệu siêu đen này thì công ty Surrey NanoSystems đã tạo ra Vantablack - vật liệu được họ gọi là đen nhất thế giới với thành phần cũng từ ống nano carbon xử lý nhiệt độ thấp. Vantablack của Surrey có thể hấp thụ đến 99,96% ánh sáng tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng concept thế hệ 2 của Vantablack thậm chí còn đen hơn nữa khiến những chiếc máy đo phổ không thể đo được. Wardle cho rằng giới khoa học sẽ tiếp tục tìm kiếm vật liệu đen hơn và sau cùng chúng ta sẽ hiểu được cơ chế từ đó tạo ra màu đen "tối thượng".

Cập nhật: 04/12/2020 Theo Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video