Nếu mẹ dùng điện thoại di động thường xuyên trong thời kỳ mang thai thì những đứa trẻ sinh ra có thể mắc chứng rối loạn hành vi, nghiên cứu mới đây tại Đan Mạch chỉ rõ.
“Mặc dù chưa thể làm sáng tỏ nguyên nhân nhưng rõ ràng là những điều được đề cập đến trong nghiên cứu này rất đáng lưu ý”, TS. Leeka Kheifets, công tác tại trường Sức khỏe cộng đồng UCLA, nói, “Sự tuyệt vời của công nghệ mobile sẽ tiếp tục là lực hấp dẫn, tạo ra nhu cầu sử dụng ngày càng cao. Và cũng chính vì thế mà chúng ta cần tìm hiểu những tác hại của nó để từ đó giảm thiểu những nguy cơ có thể xảy ra”.
Bà Kheifets và các đồng nghiệp đã theo dõi 13.159 đứa trẻ mà mẹ của các bé đã từng tham gia vào một nghiên cứu quốc gia trong thời kỳ mang thai. Khi những đứa trẻ này được 7 tuổi, các bà mẹ sẽ trả lời 1 bảng phỏng vấn về các vấn đề liên quan tới sức khỏe và hành vi của đứa trẻ cũng như người mẹ đã dùng điện thoại di động như thế nào trong giai đoạn mang thai và trẻ có dùng điện thoại di động không.
Các nguy cơ cao hơn ở những đứa trẻ mà mẹ dùng nhiều điện thoại di động trước khi sinh, so với những đứa trẻ mẹ dùng điện thoại sau khi sinh. Tuy nhiên, cả 2 nhóm trẻ này đều có nguy cơ thấp hơn nhóm trẻ mà mẹ của các bé dùng nhiều điện thoại cả trước và sau sinh.
Bà Kheifets và học trò cũng lưu ý rằng, sóng vô tuyến tác động đến thai nhi thường xuyên khi mẹ mang điện thoại trong người và không mấy khi sử dụng điện thoại. Một phát hiện đáng lưu ý là khác những đứa trẻ dùng điện thoại di động sớm cũng phải sử dụng nhiều năng lượng hơn do tai và não nhỏ hơn người lớn. Tuy nhiên, thực tế là chỉ có 30% trẻ được dùng điện thoại di động và chỉ 1% trong số này dùng điện thoại di động nhiều hơn 1 giờ/tuần.