Mỗi lần chụp ảnh sẽ có một hiện tượng kỳ lạ xảy ra với não của bạn mà không ai biết vì sao

Mỗi khi chụp tấm ảnh, não bộ của bạn sẽ xảy ra một hiện tượng lạ kỳ mà đến giờ khoa học vẫn không lý giải nổi.

Có lẽ giờ đây ai cũng có điện thoại, và điện thoại của ai cũng có tích hợp camera. Thế nên, chẳng cần phải là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, chúng ta vẫn có thể tự mình chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc về thế giới xung quanh.

Nói chung, câu chuyện chụp ảnh giờ đã quá đỗi thân thuộc. Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây thì đằng sau nó là một hiện tượng kỳ lạ xảy ra với não bộ mà không ai có thể lý giải nổi.


Mỗi khi chụp ảnh, não bộ của chúng ta trở nên kém linh hoạt hơn với những ký ức liên quan đến sự kiện được chụp.

Cụ thể mỗi khi chụp ảnh, não bộ của chúng ta trở nên kém linh hoạt hơn với những ký ức liên quan đến sự kiện được chụp. Quan trọng hơn, hiện tượng này vẫn xảy ra dù bạn chẳng buồn giữ tấm ảnh đó.

Hiện tượng này được công bố lần đầu tiên vào năm 2013, với cái tên "Hiệu ứng suy giảm trí nhớ khi chụp ảnh" (PIE photo-taking impairment effect). Theo Linda Henkel - tác giả nghiên cứu, nhóm ứng viên tham gia thí nghiệm cảm thấy khó khăn khi nhớ về chi tiết vật thể nếu họ chụp ảnh vật thể đó.

Trong nghiên cứu, Henkel đã đưa các sinh viên đến tham quan một phòng triển lãm nghệ thuật hiện đại, để rồi có được kết quả trên.

Vậy là chúng ta có một hiện tượng không mấy hay ho xảy ra mỗi khi chụp ảnh, nhưng lý do của nó là gì? Chẳng ai biết cả, dù Henkel có đưa ra một giả thuyết.

Cô cho rằng não bộ chúng ta đã xem máy ảnh như một bộ nhớ ngoài. Với kỳ vọng rằng máy ảnh sẽ giúp ta nhớ lại mọi thứ, não bộ cũng ngừng việc xử lý thông tin để ghi nhớ sự việc.


Hiện tượng PIE cũng biến mất nếu bức ảnh được zoom vào chi tiết hơn.

Tất nhiên sau này nhìn lại ảnh, bạn sẽ nhớ lại sự kiện được chụp khi ấy. Tuy vậy, việc chụp ảnh lại ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn và khả năng gợi nhớ chi tiết của ký ức, và điều này thì chưa thể giải thích được.

Có một điểm thú vị là hiện tượng PIE cũng biến mất nếu bức ảnh được zoom vào chi tiết hơn. Vậy nên có thể việc chụp ảnh sẽ khiến khả năng tự nhớ lại của chúng ta bị tạm che mờ, chứ không hoàn toàn biến mất.

Kể từ đó, có rất nhiều nghiên cứu khác đề cập đến PIE, trong đó có nghiên cứu mới đây từ ĐH California Santa Cruz (UCSC). Các chuyên gia ở đây tin rằng nếu bức ảnh được chụp bị chủ động xóa đi, hiệu ứng PIE cũng biến mất.

Và họ đã thử nghiệm với Snapchat. Nếu dùng ứng dụng này rồi, bạn cũng biết rằng nó có cơ chế tự xóa ảnh sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên trái với kỳ vọng, dù ảnh còn hay mất thì hiệu ứng ấy vẫn tồn tại.


Chụp càng nhiều ảnh, khả năng ghi nhớ sự kiện của bạn càng bị ảnh hưởng.

Tóm lại, khi chụp một bức ảnh, bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần rằng bản thân có thể không còn nhớ kỹ được sự kiện xảy ra xung quanh bức ảnh đó, cho đến khi được nhìn lại và quan sát thật kỹ càng. Còn lý do thì đến giờ vẫn chưa ai biết.

Cập nhật: 18/06/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video