Người ta cho rằng cấu trúc hàm của một hóa thạch cá 400 triệu năm tuổi mới tìm thấy là một phần trong dòng dõi tiến hóa của con người.
Hóa thạch cổ đại này đã được khai quật trong một nghiên cứu về đá vôi quanh hồ Burinjuck – cách thủ đô Canberra của nước Úc khoảng 50km về phía Tây Bắc.
Khu vực này nổi tiếng nhờ các hộp sọ hiếm thấy của một loài cá có lớp vỏ giáp được gọi là cá da phiến. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng mẫu vật mới phát hiện có hộp sọ được bảo quản tốt nhất từ trước đến nay trong số các mẫu vật cá da phiến đã phát hiện được.
Hóa thạch cổ đại này đã được khai quật trong một nghiên cứu về đá vôi quanh hồ Burinjuck.
Đồng tác giả của nghiên cứu này – nghiên cứu sinh Yuzhi Hu tới từ Khoa Nghiên cứu Khoa học Trái Đất của Đại học Quốc gia Úc cho rằng: “hóa thạch này cho thấy chi tiết hết sức phức tạp về cấu trúc hàm của loài cá cổ đại này, nó là một phần của dòng dõi tiến hóa dẫn đến loài người”.
Nghiên cứu sinh Yuzhi Hu và mô hình 3D của hóa thạch cá được tạo ra sau khi hoàn thành việc chụp cắt lớp.
Nhà khoa học Hu cho rằng khớp hàm của loài cá cổ đại này hiện vẫn có thể tìm thấy trong “hộp sọ của con người, nhưng hiện nay nó là một phần của tai giữa. Các động mạch cảnh ở con người và các loài động vật có vú khác vận chuyển máu qua cổ để cung cấp ô-xy cho đầu”.
Bản in 3D của mẫu hóa thạch cá ở hồ Burrinjuck nhìn từ phía bụng.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng thiết bị chụp cắt lớp có độ phân giải cao để phân tích cấu trúc bên trong được bảo quản rất tuyệt vời của chiếc hộp sọ này, và tạo ra các bản in 3D để kiểm tra phần hàm. Trước đó, kỹ thuật này chưa từng được sử dụng cho hóa thạch của các loài động vật có xương sống.