Phát hiện hóa thạch cá có niên đại 240 triệu năm

Các nhà khoa học nước này đã phát hiện hóa thạch một loài cá chưa từng biết đến tại khu vực Nam Mỹ với niên đại cách đây 240 triệu năm.

Báo cáo của Hội đồng Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật Argentina (CONICET) công bố ngày 9/10 cho biết hóa thạch trên được tìm thấy ở tỉnh Mendoza, miền Đông nước này.


Hóa thạch loài cá được phát hiện tại khu vực Nam Mỹ. (Ảnh: girabsas.com).

Đây là hóa thạch của giống cá có tên khoa học là "Redfieldiiformes", sống tại siêu lục địa Gondwana - lục địa cổ đại khổng lồ tạo thành từ các vùng đất mà ngày nay là Nam Mỹ, Nam Cực, Madagascar và Ấn Độ.

Chuyên gia cổ sinh vật học Soledad Gouiric Cavalli thuộc CONICET nêu rõ đây là một phát hiện bất ngờ về một giống cá mới, một hóa thạch chưa từng được ghi nhận trong sử sách tại Nam Mỹ từ trước tới nay.

Hóa thạch này chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay và ở trạng thái tốt. Do vậy, các nhà khoa học có thể quan sát rõ nét lớp vảy cá bao phủ bên ngoài. Sau Kỷ Tam Điệp (Trias) - kỷ địa chất đánh dấu sự tuyệt chủng lớn nhất của các loài, giống cá "Redfieldiiformes" cư ngụ tại những hồ nhỏ với khí hậu ấm áp và khô nằm tại tỉnh Mendoza.

Chuyên gia Cavalli cũng bày tỏ quan tâm đối với việc bảo tồn mẫu hóa thạch trên, đồng thời cho biết có ít tài liệu, thông tin đề cập tới Kỷ Tam Điệp tại quốc gia Nam Mỹ.

Cập nhật: 11/10/2017 Theo Báo Tin Tức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video