Một loạt "giác quan thứ 6" tiềm ẩn trong con người

Gọi vui là "giác quan thứ 6", bởi đây là khả năng linh cảm giúp con người phân biệt nụ cười thật - giả, đánh hơi thấy tình địch tiềm ẩn... mà ít khi để ý tới.

>>> Giác quan thứ sáu từng rất phổ biến

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng một lần mơ ước có thể bay được như siêu nhân, đọc được ý nghĩ người khác như giáo sư Xavier trong loạt phim X-men hay thỏa thích bay nhảy giữa không trung như Người nhện.

Những siêu năng lực này dường như chỉ xuất hiện trong các cuốn truyện tranh hay bộ phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên trên thực tế, các nhà khoa học đã bước đầu phát hiện ra những khả năng đặc biệt mà chúng ta không hề hay biết mình vẫn ngày ngày sử dụng.

Cùng khám phá những siêu năng lực này qua tổng hợp của chuyên trang Cracked dưới đây.

1. Phân biệt nụ cười thật - giả

Hẳn ai trong chúng ta cũng từng chứng kiến cảnh người đối diện mình đang cố nở nụ cười cho dù nụ cười đó vô cùng gượng gạo để làm hài lòng những người xung quanh? Nguyên do là bởi giữa một nụ cười thật sự và một nụ cười nhân tạo khác nhau và bộ não của chúng ta có khả năng nhận ra điểm khác biệt ấy.

Để chứng minh cho giả thiết này, nhóm các nhà nghiên cứu ở Bangkok (Thái Lan) đã tiến hành một thí nghiệm. Họ gắn một loạt các thiết bị cảm biến lên mặt những người tham gia thí nghiệm và để họ nói chuyện với nhau. Kết quả cho thấy, nụ cười thật sự và nhân tạo được điều khiển bằng những cơ hoàn toàn khác nhau trên khuôn mặt.


Bạn có nhìn ra những dấu hiệu của nụ cười giả này không?

Cụ thể, nụ cười giả được tạo ra từ sự chủ động, phần ý thức ở não sẽ hoạt động mạnh, điều khiển cơ gò má khiến má co lại.

Ngược lại, nụ cười chân thật đến từ phần vô thức và được thực hiện tự động. Khi con người cảm thấy thoải mái, các tín hiệu sẽ đi qua phần não xử lý cảm xúc. Chúng khiến những cơ miệng chuyển động, cơ vòng mắt và phần ổ mắt của cơ vòng mắt nâng gò má, khiến mắt mở to, lông mày rướn lên một chút.


Dấu hiệu nhận biết một nụ cười thật sự

Bởi vậy các nhà khoa học cho rằng, mỗi người chúng ta về cơ bản đều là một "nhà ngoại cảm" trong lĩnh vực phân biệt nụ cười. Chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện và nở nụ cười đáp lại trước cả khi đối phương nở nụ cười thật sự.

2. “Đánh hơi” được tình địch tiềm ẩn

Các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng, mùi của một phụ nữ gần tới giai đoạn rụng trứng làm khởi phát sự gia tăng hàm lượng testosterone trong cơ thể của bạn cùng phái ngửi thấy nó.

Để kiểm chứng, các nhà khoa học ở ĐH Florida đã nghiên cứu nồng độ testosterone trong cơ thể một số phụ nữ sau khi cho họ ngửi áo phông của những người phụ nữ khác (gồm những người đang ở các thời kỳ rụng trứng khác nhau).

Kết quả cho thấy, nồng độ testosterone ở họ sẽ tăng lên khi ngửi áo của những người phụ nữ đang ở giai đoạn rụng trứng.

Testosterone là một hormone chủ yếu có ở nam giới, nếu nồng độ hormone này tăng cao sẽ khiến chủ thể nóng giận và phản ứng thái quá trong một số trường hợp, thậm chí là xô xát với người khác.

Điều này lý giải tại sao phụ nữ lại có xu hướng muốn cạnh tranh, gây hấn khi "đánh hơi" thấy một người phụ nữ khác ở thời kỳ rụng trứng.

3. Phát hiện đàn ông lừa dối chỉ bằng cách quan sát

Nghiên cứu của các chuyên gia ở trường ĐH Tây Úc chỉ ra, phụ nữ lại có thể phát hiện đàn ông nói dối chỉ bằng cách nhìn thoáng qua. Để chứng minh nghiên cứu này, các chuyên gia đã thực hiện một thí nghiệm với chủ đề xoay quanh sự chân thành trong một mối quan hệ.

Họ chọn ra một nhóm những người chân thành và không chân thành, chụp hình họ và yêu cầu một nhóm khác chỉ ra đâu là đối tượng không chân thành trong đó.

Những người ở nhóm đưa ra lời nhận xét hoàn toàn không biết gì về những người trong ảnh. Kết quả, phụ nữ có thể đoán chính xác tới 62%, trong khi con số này ở nam giới chỉ là 23%.

Nghiên cứu cũng chỉ ra, sự thiếu chân thành gắn liền với khí chất đàn ông thể hiện trên khuôn mặt họ và phụ nữ đã nắm lấy điểm này để đưa ra nhận định. Cụ thể, một người càng chứng tỏ mình đàn ông thì càng dễ là một người thiếu chân thành.

Chưa dừng lại ở đó, phụ nữ còn có một khả năng đặc biệt hơn, đó là “đánh hơi” bệnh tình dục (STDs) của đàn ông. Về khả năng này, các nhà nghiên cứu người Nga đã tiến hành thí nghiệm như sau.

Họ lấy mẫu mồ hôi dưới cánh tay của nhóm đối tượng là những người đàn ông trên 30 tuổi. Một trong số họ mắc bệnh lậu, một số thì không, một số khác đã từng mắc bệnh nhưng đã được chữa khỏi.

Sau đó, họ yêu cầu những người phụ nữ khỏe mạnh ngửi các mẫu mồ hôi ấy và đánh giá trên thang điểm 10, kèm theo các miêu tả như “rất hôi” hay “dễ chịu”. Kết quả cho thấy mẫu mồ hôi của những người đàn ông từng mắc bệnh lậu gây khó chịu cho phụ nữ hơn nhiều so với những người đàn ông khỏe mạnh.

4. Xúc giác chúng ta có thể cảm nhận được những thứ vô cùng nhỏ

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra, xúc giác của chúng ta vô cùng siêu phàm. Cơ quan cảm giác đó còn giúp chúng ta cảm nhận được rất rõ những thứ dù nhỏ li ti, thậm chí chỉ đạt đến kích cỡ của một vi khuẩn.

Để kiểm chứng, các nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Hoàng gia KTH (Thụy Điển) đã tiến hành một thí nghiệm yêu cầu các đối tượng tham gia bịt mắt và sờ lên 16 bề mặt bằng nhựa khác nhau, từ rất láng mịn đến hơi sần sùi. Tuy nhiên những chỗ sần sùi ấy là cực nhỏ, chỉ có thể đo bằng đơn vị nanomet (bằng một phần tỉ mét) và micromet (bằng một phần triệu mét).

Kết quả là những người tham gia có thể phân biệt một bề mặt với độ sần sùi chỉ có 13 nanomet với một bề mặt nhẵn hoàn toàn. Nếu bạn còn băn khoăn thì 13 nanomet thậm chí còn nhỏ hơn cả kích thước của một con virus cúm thông thường.

Điều này có nghĩa là nếu ngón tay bạn to bằng Trái đất thì bạn hoàn toàn có thể sờ và cảm nhận được sự tồn tại của ô tô, nhà cửa trên mặt đất.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video