Một lượng băng 300km khối đột ngột tan chảy ở vùng bán đảo Nam Cực

Sử dụng các dữ liệu từ các vệ tinh trong đó có vệ tinh CryoSat-2 của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Bristol đã phát hiện thấy lượng băng tan chảy tại vùng phía nam của bán đảo Nam Cực (Southern Antarctic Peninsula) có sự gia tăng đột ngột.

Một lượng băng khổng lồ đột ngột tan chảy ở vùng bán đảo Nam Cực

Các quan sát và tính toán cho thấy, trước thời điểm năm 2009 vùng này được cho là tương đối ổn định và hầu như không có sự thay đổi nào. Tuy nhiên, ngay sau đó thì rất nhiều sông băng dọc theo một dải bờ biển dài khoảng 750 km đã đột nhiên tan chảy với tốc độ khoảng 60 km khối (55 ngàn tỷ tấn nước) mỗi năm. Ước tính đến thời điểm hiện tại, các dòng sông băng này đã thêm khoảng 300 km khối nước vào đại dương - lượng nước đủ để chứa đầy 35.000 tòa nhà cao 102 tầng Empire State tại Mỹ.

Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, lượng băng mất đi đủ lớn để gây lên những thay đổi nhỏ trong trường hấp dẫn của Trái Đất và khiến khu vực bán đảo Nam Cực trở thành thu vực lớn thứ 2 đóng góp vào sự gia tăng mực nước biển ở Nam Cực. Phát hiện được đăng trên tạp chí danh tiếng Science.

Cũng theo các tính toán, sự tan chảy của các dòng sông băng ở Nam Cực này hiện nay đang đóng góp vào sự gia tăng của mực nước biển khoảng 0.16 mm mỗi năm. Con số này là khá nhỏ và nó sẽ không ảnh hưởng ngay lập tức đến cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, vấn đề mà chúng ta cần quan tâm là hiện tượng này xảy ra khá đột ngột và tại một vùng mà từ trước đến nay được xem khá ổn định. Liệu đó có phải là dấu hiệu cho một sự thay đổi lớn nào đó của vùng này hay lớn hơn là của Trái Đất mà chúng ta chưa biết hay không?

Bert Wouters, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết “Rõ ràng là vào khoảng năm 2009, sự suy giảm độ dày của các dải băng và sự tan chảy bề mặt của các dòng sông băng đã vượt qua ngưỡng quan trọng, từ đó tạo nên hiện tượng bất thường này”. Được biết, một số dòng sông băng hiện đang sụt giảm độ cao với tốc độ khoảng 4 mét mỗi năm.


Bán đảo Nam Cực (phần được bao bởi ô vuông đỏ)​

Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự tan chảy nhanh chóng này, dựa vào dữ liệu từ mô hình khí hậu Nam Cực, nhóm nghiên cứu cho rằng hiện tượng này không thể giải thích được bằng sự thay đổi của lượng tuyết rơi hay nhiệt độ khí quyển. Thay vào đó, nguyên nhân nhiều khả năng là do sự gia tăng nhiệt độ của các đại dương trong những năm gần đây, hệ quả từ lượng khí thải của nhiên liệu hóa thạch.

Ngoài ra, một nhân tố khác có thể tác động là những luồng gió tây (the westerly wind), loại gió bao quanh Nam Cực, đã trở nên mạnh mẽ hơn trong những thập kỷ gần đây bởi ảnh hưởng của sự ấm lên của khí hậu và sự suy giảm tầng ozôn (hiện tượng giảm lượng ôzôn trong tầng bình lưu).

Tuy nhiên, Wouters cũng cho biết “Để xác định nguyên nhân của sự thay đổi, cần phải thu thập nhiều dữ liệu hơn nữa”.

Được biết, vùng bán đảo Nam Cực chứa lượng băng đủ để khiến mực nước biển tăng lên 35 cm. Tuy nhiên, điều này tất nhiên chưa thể xảy ra được. Hiện nay, nhóm nghiên cứu cũng chưa thể trả lời được câu hỏi liệu còn bao nhiêu băng nữa sẽ tiếp tục bị tan chảy và chúng sẽ làm cho mực nước biển dâng lên thêm bao nhiêu. Wouters cho biết, để có thể có những dự đoán chính xác thì các kiến thức cụ thể của hình học về những khối băng địa phương hay địa hình đáy biển, độ dày của các dải băng và tốc độ di chuyển của các dòng sông băng là rất quan trọng.

Theo Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video