Một nửa dân số có thể phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng lương thực

Đây quả là một vấn để nhức nhối, xung quanh vành đai xích đạo- từ 35 vĩ độ Bắc tới 35 vĩ độ Nam- tập trung nhiều người ngèo nhất trên thế giới và đặc biệt nó có xu hướng tăng nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác.

Ông David Battisti-giáo sư ngành khoa học khí quyển toàn cầu tại trường đai học Washington đã nhận định rằng: “Sản xuất lương thực trong tình trạng nhiệt độ cao như ở vùng này quả là một khó khăn lớn, và đó là chúng ta chưa tính tới việc cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho vùng này nếu nhiệt độ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa.”

Ông đã đăng nghiên cứu của mình trên tạp chí Khoa học ngày 9/01/2009. Trong nghiên cứu này ông cộng tác cùng Giám đốc Chương trình Bảo vệ lương thực và môi truờng của trường đại học Stanford, Rosamond Naylor, để điều tra những ảnh hưởng do sự thay đổi khí hậu tới nguồn lương thực thế giới.

Ông Naylor cho biết: “Đây là một lý do hết sức thuyết phục để chúng ta đầu tư nghiên cứu vào sự thích nghi, bởi vì rõ ràng rằng chúng ta đang đi chung hướng với sự nóng dần lên của trái đất và phải mất hàng thập kỷ mới có thể phát triển các giống mùa màng mới thích nghi với tình trạng khí hậu này.

“Chúng ta đang phải hứng chịu những hậu quả tồi tề nhất từ trước tới nay và chắc chắn tương lai còn tồi tệ hơn nếu chúng ta không có được sự thích nghi.”

Cùng thu thập các tài liệu quan sát từ 23 mẫu khí hậu trên thế giới trong một nghiên cứu đã giành giải Nobel năm 2007, Battisti và Naylor khẳng định rằng đến năm 2100, có tới 90% nhiệt độ thấp nhất ở các mùa vùng nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới sẽ cao hơn bất cứ mức nhiệt độ nào từ trước đến nay.

Một nửa dân số có thể phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng lương thực vào năm 2100. (Ảnh: internationalministries.org)

Họ còn sử dụng các tài liệu nghiên cứu đó như một máy lọc để nhìn lại toàn bộ những bằng chứng trong lịch sử về việc không đảm bảo nguồn lương thực trầm trọng, và kết luận tình trạng này còn trở nên phổ biến ở nhiều nơi khác nữa. Những ví dụ này bao gồm cả những tình trạng ở Pháp năm 2003 và ở Ukraine năm 1972. Trong vấn đề của Ukraine, nhiệt độ kỷ lục được ghi lại đã làm giảm sản lượng bột mỳ và dẫn tới việc gián đoạn thị trường ngũ cốc kéo dài suốt 2 năm.

“Tôi nghĩ điều làm chúng ta hoảng sợ nhất đó là quay lại thời kỳ trước thì chúng ta còn có thể tìm ra cách để giải quyết vấn đề trong vòng một năm. Mọi người vẫn có thể đi đâu đó tìm kiếm thức ăn. Thế nhưng trong tương lại thì không có nơi nào nữa cho chúng ta đi trừ khi chúng ta phải thay đổi lại cách suy nghĩ về nguồn cung cấp lương thực của chính chúng ta.” Naylor nói.

Tình trạng khí hậu trái đất nghiêm trọng này sẽ không thể chặn lại được đối với vùn nhiệt đới, các nhà khoa học kết luận. Vì theo như một chứng minh, họ trích dẫn các mức nhiệt độ kỷ lục đã hoành hành tại Tây Âu vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8 năm 2003 giết chết gần 52000 người.

Hơi nóng trong suốt mùa hè dài ở Pháp và Italia đã giảm sản lượng bột mỳ và sản xuất cỏ khô cho gia súc xuống còn một phần ba. Tại Pháp, nhiệt độ gần 6.4độ F trong thời kỳ dài và các nhà khoa học nói nhiệt độ này có thể trở thành bình thường ở nước này vào năm 2100.

Ở các vùng nhiệt đới, nhiệt độ cao lên chính là nguyên nhân cắt giảm sản lượng các vụ mùa lương thực như ngô và gạo tới 20-40%. Tuy nhiên việc tăng nhiệt độ cũng có thể tàn phá độ ẩm dinh dưỡng trong đất, giảm sản lượng cây trồng còn thấp hơn nhiều.

“Chúng tôi đang phải cố gắng suy nghĩ để thay đổi hệ thống nông nghiệp toàn bộ, không chỉ nghĩ ra các giống cây mới mà còn nhận thấy rất nhiều người sẽ bỏ làm nông nghiệp, và thậm chí bỏ đi khỏi mảnh đất nơi mà họ đang sinh sống,” Naylor nhận xét.

Gần 3 tỷ người hiện nay sống tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới , con số đó ước tính gần gấp đôi đến cuối thế kỷ này. Vùng đó trải dài từ Nam nước Mỹ tới Bắc Argentina và Nam Brazin, từ Bắc Ấn và Nam Trung Quốc tới Nam Úc và toàn bộ vùng Châu Phi.

Các nhà khoa học cho biết rất nhiều người hiện đang sinh sống trên những vùng này chỉ kiếm được 2 đô la mỗi ngày và phụ thuộc toàn bộ vào nông nghiệp cho cuộc sống của họ.

“Khi tất cả các tín hiệu chỉ vào cùng một hướng, thì đó là một hướng xấu và bạn có thể ít nhiều biết được chuyện gì sắp xảy ra. Bạn đang nói về hàng trăm người thêm mỗi ngày đang tìm kiếm thức ăn bởi vì họ không thể tìm thấy ở nơi họ đang sống.” Battisti nói.

Ông cũng cho biết bột mỳ tạo nên một phần tư lượng calo được tiêu dùng mỗi ngày tại Ấn độ, nhưng việc trồng lúc mỳ lại bị trì trệ trong suốt thập kỷ qua.

Nhiệt độ tăng lên do sự thay đổi về khí hậu thì diễn ra chậm hơn ở các vùng cận xích đạo hơn là các vùng có vĩ độ cao hơn, nhưng do nhiệt độ trung bình tại các vùng nhiệt đới ngày nay đã cao hơn nhiều tại các vùng giữa vĩ truyến, nhiệt độ tăng lên sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đến mùa màng ở vùng nhiệt đới này.

Nghiên cứu UW gần đây chứng minh sự tăng nhiệt độ ở các vùng nhiệt đới càng nhỏ thì nơi đó càng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ tăng lên lớn hơn bởi vì cuộc sống ở các vùng nhiệt đới không trải qua sự thay đổi thường xuyên về khí hậu và vì thế ít có sự thích nghi hơn. Điều đó càng thôi thúc các nhà khoa học tìm kiếm cách đối mặt với điều kiện nóng lên của trái đất như hiện nay.

Ông Battisti nói: “Bạn có thể để mặc điều đó xảy ra và chịu đựng khổ sở hoặc bạn có thể lên kế hoạch cho điều đó ngay từ bây giờ. Bạn cũng có thể làm giảm bớt nó và không để nó xảy ra sớm với bạn, nhưng chính chúng ta đang không làm tốt công việc của mình về điều đó.”

G2V Star (Theo PhysOrg)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video