Mực cái tạo tinh hoàn giả để tránh bị tấn công

Những con mực cái sống ở vùng biển phía đông Thái Bình Dương có cách bảo vệ bản thân rất hiệu quả trước sự tấn công của những con mực đực.

Cũng giống như những loài mực cùng họ hàng khác, mực Doryteuthis opalescents sở hữu những tế bào có thể đổi màu để ngụy trang và để liên lạc với nhau. Nhưng các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Santa Barbara ở California, Mỹ, phát hiện ra rằng loài mực opalescent có những tế bào để tạo thành dải vân óng ánh dưới vây.


Mực cái ngụy trang khá hoàn hảo để tránh sự tấn công. (Ảnh: Natgeo)

Theo Daniel DeMartini, nghiên cứu sinh tiến sỹ thuộc Đại học Santa Barbara, thì những dải vân này chỉ có ở con cái. Nguyên nhân là vì chúng có tế bào iridocytes, loại tế bào tạo ra dải vân óng ánh. Những dải vân này kết hợp với các protein có thể thay đổi theo ánh sáng khiến chúng càng sáng hơn.

Khi những vân màu này nổi, trên cơ thể mực đồng thời nổi cả mảng màu trắng, do các tế bào leucophore chỉ tạo ra màu trắng tạo thành. Chính mảng trắng này khiến lũ mực đực nhầm tưởng là tinh hoàn. Đây chính là chiêu bài được mực cái sử dụng để tránh những tên mực đực hung hăng.

Theo Live Science, các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng đổi màu của các tế bào nhằm tìm ra một mẫu quang học thích ứng có cảm ứng từ sinh học. Họ gắn camera trên cơ thể con mực để nắm bắt sự thay đổi màu sắc của vây trong môi trường sống của nó.

Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video