Muốn biết người ta xây đường tàu leo núi như thế nào, hãy nhìn 13 ví dụ ấn tượng này

Trên thế giới cũng có rất nhiều loại đường sắt và cabin chuyên dụng để leo núi, rất nhiều trong số đó vẫn còn hoạt động và thu hút đông đảo khách tham quan.

Có lẽ chúng ta không còn lại gì với các tuyến đường sắt trải dài trên nước Việt Nam. Nhưng bạn có biết ngoài loại đường sắt cho xe lửa bình thường thì còn có loại đường sắt chuyên dụng dùng để leo núi. Không nói đâu xa, ngay ở Việt Nam cũng có tuyến đường sắt chuyên dụng Tháp Chàm – Đà Lạt với các bánh răng cưa dành cho việc leo núi.

Đáng tiếc là ngày nay tuyến đường này đã không còn hoạt động nữa. Tuy vậy, trên thế giới cũng có rất nhiều loại đường sắt và cabin chuyên dụng để leo núi, rất nhiều trong số đó vẫn còn hoạt động và thu hút đông đảo khách tham quan. Hãy cùng dạo một vòng qua các tuyến đường sắt độc đáo này nhé.

1. Niesenbahn – Thành phố Mülenen, Thụy Sĩ


Đây là một trong những tuyến đường sắt leo núi dài nhất và cao nhất trên thế giới. Được mở cửa đầu tiên vào năm 1910, nó có tổng chiều dài đến hơn 3500m. độ cao tính từ điểm khởi đầu đến điểm dừng của Niesenbahn là 1524m.


Chuyến xe lịch sử này đã được chăm sóc và phục hồi nhiều lần trong những năm qua, tuyến đường này vẫn đang tiếp tục sứ mệnh giúp con người di chuyển lên dốc núi trong hơn một thế kỷ.

2. Montmartre Funicular – Thành phố Paris, Pháp


Tầm nhìn từ trên đỉnh của ngọn đồi Montmartre tại Paris từ lâu đã được xem là một trong những nơi có cảnh đẹp nhất thành phố, nhung leo lên ngọn đồi này không phải là chuyện đơn giản. Đó chính là lý do tuyến đường sắt leo núi Montmartre Funicular được xây dựng vào năm 1900.


Đầu tiên, nó dùng hệ thống thủy lực để đẩy các cabin chở hành khách lên đồi. Nhưng sau hai lần nâng cấp, Montmartre Funicular đã có thể vận hành tự động.

3. Funicolare Centrale – Thành phố Napoli, Ý


Một trong những tuyến đường sắt leo núi tấp nập nhất thế giới, Funicolare Centrale là tuyến đường thứ tư được lắp đặt tại trung tâm thành phố Napoli. Mỗi năm, khoảng 10 triệu khách sử dụng nó để di chuyển qua lại giữa 4 trạm phục vụ.


Tuyến đường mới này chỉ tốn 2 năm để xây dựng. Nhưng vào tận năm 1928, đã có tuyến đường leo núi đầu tiên hoạt động trong thành phố Napoli.

4. Fløibanen Funicular – Thành phố Bergen, Na-Uy


Uốn cong qua những ngọn xanh tươi gần thành phố Bergen, tuyến đường Fløibanen Funicular được xây dựng chủ yếu để phục vụ cho du lịch hơn là phương tiện vận chuyển công cộng.


Được mở cửa vào năm 1918, toàn bộ hệ thống đường ra được thay thế vào năm 2002, nên ngày nay nó có thiết kế khá hiện đại.


Quãng đường từ đi lên đỉnh Fløyen kéo dài khoảng 7 phút. Du khách sẽ được ngồi trong chiếc xe đặc biệt có trần và các phía bằng kính để có thể phóng tầm mắt ra cảnh quan tuyệt đẹp bên ngoài.

5. Carmelit – Thành phố Haifa, Israel


Tuyến đường dưới lòng đất này là một trong những đường tàu sắt ngầm nhỏ nhất thế giới. Chạy giữa hai thềm bậc thang, đường sắt leo núi Carmelit là hệ thống giao thông vận tải giúp người dên đi lên đỉnh núi Carmel.


Tuyến đường này chỉ có thời gian đi khoảng 8 phút. Ngày nay nó không còn được sử dụng nhiều như trước, nhưng dẫu vậy thì Carmelit vẫn kiên trì hoạt động mỗi ngày.

6. Johnstown Inclined Plane – Thành phố Johnstown, bang Pennsylvania


Được xây dựng vào cuối những năm 1800, Johnstown Inclined Plane không được sử dụng cho du lịch hay giao thông, mà cho các trường hợp khẩn cấp.


Sau trận lũ lịch sử xảy ra tại thành phố này vào năm 1889, một hệ thống có thể nhanh chóng đưa người dân lên cao đã được đề xuất xây dựng, và đường sắt này chính là kết quả.


Nó cũng được coi là đường sắt leo núi dốc nhất thế giới khi được công nhận trong sách Kỷ lục Guinness Thế Giới.

7. Angel's Flight – Los Angeles, California


Để đi lên đỉnh ngọn đồi Bunker, người dân cũng như du khách tại thành phố Los Angeles thường sử dụng tuyến đường sắt leo núi Angel's Flight, hoặc ít nhất là đã từng như vậy. Được mở cửa lần đầu vào năm 1901, tuyến đường ngắn này đã giúp mọi người dễ dàng di chuyển lên đồi Bunker.


Nhưng trong những năm gần đây, nó đã bị đóng cửa vì lý do an toàn và tài chính. Không biết là sau này có còn có thể mở cửa đón khách lại hay không.

8. Duquesne Incline – Thành phố Pittsburgh, Pennsylvania


Đầu tiên, tuyến đường này được sử dụng để vận chuyển hàng hóa lên xuống núi Washington, nhưng sau này nó được cải tiến lại và cho phép dùng làm phương tiện chở người.


Vào năm 1960, đường sắt này bị đóng cửa nhưng ngày nay đã được tân trang lại và trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của thành phố.

9. Monongahela Incline – Thành phố Pittsburgh, Pennsylvania


Vận hành cách Dequesne Incline chỉ vài kilomet, Monongahela Incline là tuyến đường sắt leo núi cũ nhất mà vẫn còn hoạt động tại Mỹ.


Cabin hình căn nhà nhỏ trên hình đã đi lên xuống ngọn đồi từ năm 1870. Đầu tiên nó được dùng để vận chuyển công nhân xưởng than Đức, nhưng sau này nó đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng.

10. Fenelon Place Elevator – Thành phố Dubuque, Iowa


Tuy không "hoành tráng" như những đường khác, nhưng đường sắt đồi Fenelon lại có ưu điểm khác khiến nhiều người yêu thích, chính là thiết kế dễ thương của nó.


Khi được khánh thành, tuyến đường này chỉ dành cho những doanh nhân giàu có, nhưng cuối cùng nó cũng mở cửa cho mọi người với mức giá 5 cent/1 lần đi.

11. Neribergbahn – Thành phố Wiesbaden, Đức


Tuyến đường này chỉ mở cửa hoạt động vào thời điểm mùa hè trong năm vì một lý do đơn giản: đây là một trong những đường sắt leo núi hiếm hoi còn lại của thế giới hoạt động bằng thủy lực.


Vào mùa đông, nước có nguy cơ bị đóng băng nên Neribergbahn phải dừng hoạt động để đảm bảo an toàn.

12. Lookout Mountain Incline Railway – Núi Lookout, tiểu bang Tennessee


Tuyến đường sắt chạy qua phần dốc của ngọn núi Lookout, đây cũng là khu vực xảy ra trận nội chiến Mỹ nổi tiếng "Battle Above The Clouds".


Có chiều dài gần 1,6km, đoạn đường sắt hai làn này giờ đây là điểm thu hút rất nhiều du khách, dân địa phương, cũng như những cựu binh trong cuộc nội chiến xưa.

13. Elevator of Valparaiso – Thành phố Valparaiso, Chile


Kể từ năm 1911, cư dân thành phố Valparaiso đã có thể dùng hệ thống đường sắt đặc biệt này. Vào lúc bấy giờ, đây được xem như một cách giao thông khá nguy hiểm.


Hệ thống này trước đây rất tấp nập người sử dụng, nhưng hiện chỉ còn có 14 nhân viên vận hành để giúp người dân di chuyển lên con đường dốc.

Cập nhật: 16/07/2016 Theo genK.vn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video