Mưu sinh thời @

Nếu như ở cuộc sống thực có trăm phương ngàn kế để kiếm sống, thì trong thế giới ảo cũng có ngàn kế để mưa sinh. Và xã hội bắt đầu xuất hiện những nghề nghe rất lạ tai: “Cày” game online (GO) thuê, săn “hàng độc”, bán nicknames...

Họ ngồi lỳ từ ngày này qua ngày khác ở quán nét, chát để tìm “rau sạch” (ý chỉ con gái nhà lành nhưng ham chơi bị “kẹt nét”), rồi bán lại những nick đó cho người khác thực hiện việc “cứu nét”… Đó là chân dung của những cư dân mạng mưu sinh thời @...

“Nông dân mạng” cày GO thuê 

Giới trẻ say sưa với Game Online. (Ảnh: HS)

Không giống như những người nông dân sáng sáng giục trâu ra đồng với chiếc cày trên lưng, điếu thuốc lào, ca đựng nước chè, xắn quần lội trên thửa ruộng của mình, những “nông dân mạng” ngày nay không cùng trâu ra đồng, mà phải đi thuê “trâu” ở những hàng nét công cộng. Công cụ lao động tuy có khác nhau, nhưng bản chất thì không hề thay đổi. Nông dân cày trên thửa ruộng với con trâu, thì “nông dân mạng” cũng là con trâu (máy tính), ruộng vườn (game ảo) và bắt đầu cày thuê. Chỉ có khác đó là công cụ lao động và tính chất công việc. Tuy nhiên, “nông dân mạng” ngày nay không thể sướng bằng người nông dân thực thụ. Người nông dân được làm chủ chính mình, cày xong thửa ruộng có thể nghỉ ngơi bên điếu thuốc lào và bát nước chè xanh, còn những “nông dân mạng” lại là những người đi làm thuê cho những gamer khác để lấy tiền công nên không có thời gian nghỉ ngơi. Nếu lơ là, nhân vật bị up, coi như công coi của cả tuần cày GO.

Truy cập bất kỳ một forum nào của dân gamer như www.gamevn.com, www. ptvfan.com, www.raovatmuaban.com.... đều có thể thấy những lời rao nhận “cày GO” thuê, hay “cần người cày GO thuê”. Trang www.gamevn.com có hàng chục “nông dân mạng” đang cần việc với lời rao: “Nhận cày GO thuê” - chương trình cày level thuê của chúng tôi áp dụng các sever chung sơn, hoàng sơn, tuyết sơn, vu sơn. Đầu tiên các bạn cần liên hệ với chúng tôi qua email: Phí cày thuê sẽ là level1 --> level50 80k; level50 --> level60 60k; level 60 --> level70 100k; level70 --->level 80 130k; level80 -->level90 200k; max 1 skill 200k; các bạn chỉ việc liên hệ với chúng tôi qua email trên và gửi acc, pass1,2 , email của nhân vật mới lập (cấp 1) và yêu cầu level. Sau đó chúng tôi sẽ thông báo với bạn số tiền bạn cần phải trả và địa chỉ liên hệ của chúng tôi. Nếu muốn có 1 nhân vật level 80 thi các bạn cần phải trả số tiền là: 80 + 60+100+130 =370k; Hoặc các bạn có 1 nhân vật level 50 cần chúng tôi luyện level giúp lên level 90 thì cần trả số tiền là: 60+100+130+200=490k (1k=1 ngàn đồng)…

Hay trong forum “Trái tim VN online”, gamer có nick BaByFaCe rao: “Cần thuê 1 người trong G train giúp char BaByFaCe lên level 9x , hiện nay level 84. Giá trọn gói là 2 card 68K + mã số SMS 15K (lấy 1 lần khi 90). Chú ý: Level phải "chạy", không được để up…”; Trong muabanraovat.com rao: “Chúng tôi chuyên nhận cày thuê acc, MU các loại với giá phải chăng, uy tín, liên hệ…”.

Một đặc điểm chung của tất cả các GO là càng lên cấp độ cao thì càng khó và mất thời gian, giá cả thuê luyện cấp độ cũng theo đó mà tăng lên. Giá thị trường thuê chơi game PTV “Giành lại miền đất hứa” giao động 1.500 đ - 3000 đồng/1 triệu điểm kinh nghiệm. Khi nhân vật của người cày thuê đạt đẳng cấp cao, từ 7x trở lên, để lên 1 cấp độ, cần phải thu được hàng chục đến hàng trăm triệu điểm kinh nghiệm. Thù lao luyện một cấp độ sẽ được nhân lên với giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Để kiếm được tiền và tạo dựng được thương hiệu riêng, người đi luyện thuê cũng phải bỏ ra một số công sức đáng kể. Mỗi lần giết một con quái vật, điểm kinh nghiệm của nhân vật game tăng thêm một ít (với cấp 10, giết 2 quái mới tăng được 1%. Cấp càng cao, số quái vật phải giết để lên 1% kinh nghiệm càng tăng). Tổng điểm kinh nghiệm lên hơn 100%, mới được lên một cấp. Người chơi chỉ kiếm được khoảng 3 - 4 triệu điểm kinh nghiệm trong 1 giờ đồng hồ. Với những tay chơi game lão luyện, sở hữu những nhân vật đẳng cấp cao, thì cũng chỉ thu được tối đa tám triệu điểm kinh nghiệm/giờ (tương đương khoảng 16.000đ/giờ). Chưa kể đển sức ép giao hàng đúng hẹn. Nhẩm tính sơ sơ 10 ngày luyện thuê nhân vật lên cấp độ 7x, trừ chi phí thuê máy mỗi ngày 5 tiếng với giá thuê máy (trung bình 2.500 đ/tiếng), “nông dân mạng” thu lãi được gần 1 triệu đồng.

Chát truy tìm “rau sạch…” và bán lại nicknames

Có một nghề mà không phải cư dân mạng nào cũng có thể làm được, đó là truy tìm “rau sạch”, bán lại nicknames. Vì nghề này ngoài thời gian sống thực trên mạng, còn đòi hỏi người làm nghề phải có một năng khiếu được coi là bẩm sinh và đặc biệt nữa: Biết tán gái! Thường thì người chát vào phòng nick, nhìn thấy nick nào hơi “nai” (ngây thơ – PV), là bắt đầu nhấp chuột vào đó và bắt đầu chát. Nhưng đó là chuyện của những cư dân mới nhập phòng chát, chưa hiểu gì về cách tán gẫu, bắt chuyện với gái “nai”. Những người trong nghề không làm như vậy. Họ không click chuột vào nick mà mình thích, mà phải có nhiều cách, để làm sao cái nick mà được coi là “nai” đó phải click chuột vào nick của mình, nói chuyện với mình. Chỉ cần một câu 2222… - “hi” – chào…” ban đầu vậy thôi, coi như đã thành công. Nói là thành công tất cả thì cũng không đúng, nhưng tỷ lệ thành công đạt xấp xỉ tới 70-80%. Số không thành công, có thể do lỗi kỹ thuật, họ bị out nick, hoặc bị người khác đã nẫng tay trên.

Trước khi gia nhập nghề khá đặc biệt này, các chatter phải có giấy bảo chứng với hàng ngàn giờ “sống nét” cũng như không dưới 10 lần “kẹt nét”. Quan trọng hơn các chatter phải biết “lãng đãng chiều đông Hà Nội”ù. Lãng đãng trước hết với chính cái nick của mình. Họ phải tự đặt cho mình mang “sắc tím hoa sim”, hay kiểu “chia tay hoàng hôn”, “ướt mi” theo làn điệu nhạc trẻ. Nói chung là những nick “mùi mẫn” cũng kiểu “nai” con nhà “chài”. Những cái nick như vậy, khi nhập phòng, với lời chào hỏi ban đầu đã khiến cả phòng phải có ấn tượng riêng.

Thủ tục quan trọng nhất ban đầu là đặt nick. Thứ hai là phải có cách “tảng lờ” kiểu “a lê phớt”. Nghĩa là đừng có thấy những nick như “callgirl”, “sexygirl”, “gaihamvui”, “haydenvoiemdemnay”… là nhảy vào. Mà những nick đó thì phải tránh, vì đó là đích thị “gái ăn sương”. Thường, những nick kiểu “ngoisaohyvong”, “hoanghonmaula”, “chiataytinhdau”, “vangtrangkhoc”, “saobangcodon”, “bupbenho”, “saodem” “emngoikhocmotminh”… nói chung nhẹ nhàng và tình tứ mới đúng đối tượng cần tìm. Đ.V.H - một cư dân mạng khu vực Quán Thánh thổ lộ với tôi. “Ăn nói “đò đưa”, có duyên và biết nịnh một tý là các em mê liền. Nhiều hôm bán lại nick rồi mới thấy tiếc. Đó là những em “kẹt nét” nhìn qua webcam trông rất “nai”. Nhưng nếu không bán thì lấy đâu ra tiền để ăn tiêu, và lấy đâu ra tiền để trả hàng nét…”. Cũng theo H, thì đội quân bán nick không nhiều, nên cũng “ăn nên làm ra”. Mỗi nick trao tay cũng kiếm được vài trăm, gặp khách và “rau sạch” xanh tươi thì cũng kiếm được bốn năm trăm, nhưng hiếm… Những phòng chat yahoo trước đây khá dễ “kiếm cơm” với cư dân mạng, thì nay đang thời kỳ chững lại. Thay vào đó là một room (pantalk.com) dành cho người Việt ở nước ngoài mà gái trong nước cũng tỏ ra rất hào hứng. Đây mới thật sự là miền đất hứa cho dân chatter.

Còn nhiều những nghề khác mà thế giới ảo, thế giới kỹ thuật số đã và đang tạo. Không phải là con trâu, cái cày, những “nông dân mạng” ngày nay vẫn đang hì hụi suốt ngày đêm trên thế giới ảo mong kiếm tiền một phần để mưu sinh, phần khác, để thoả chí ngao du trong thế giới ảo. 

Thục Uyên

Theo Báo Bưu điện
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video