MVA-B: Vắc xin HIV đầy triển vọng mới

Các nhà nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Cao cấp Tây Ban Nha, gọi tắt là CSIC, vừa mang đến một tin vui cho các bệnh nhân bị nhiễm virus HIV rằng họ đã hoàn thành giai đoạn 1 của quá trình sản xuất vắc-xin HIV. Vắc-xin có tên MVA-B sử dụng chính hệ miễn dịch của con người để chống lại virus HIV. MVA-B đã được chứng minh là có sức mạnh tương đương với các loại vắc-xin khác đang được thử nghiệm và thậm chí còn mạnh hơn chúng. 90% những người tình nguyện sử dụng MVA-B đã cho thấy có nhiều dấu hiệu tốt về khả năng kiểm soát sự phát triển của con virus thế kỷ này.

>>> Phát hiện cách vô hiệu hóa virus HIV

Vào năm 2008, người ta đã thử nghiệm lâm sàng vắc-xin MVA-B trên chuột và khỉ và thấy rằng nó có tác dụng rất tốt trong việc chống lại SIV, một loại virus làm suy giảm hệ miễn dịch của khỉ. Và nay để thử nghiệm khả năng bảo vệ của nó trước HIV, các nhà khoa học đã chính thức thử nghiệm lâm sàng loại vắc-xin này trên 30 người tình nguyện có sức khỏe tốt, trong đó có 24 người là được cho sử dụng MVA-B thật còn 6 người còn lại được cho dùng giả dược. Thời gian thử nghiệm kéo dài suốt 48 tuần.


Virus HIV

Để tạo ra vắc-xin MVA-B, người ta đã cấy 4 gen của HIV vào một loại vắc-xin khác chữa bệnh đậu mùa là MVA. Hệ miễn dịch của những người tình nguyện sau khi được tiêm MVA-B sẽ phải ứng lại với MVA còn các gen của HIV sẽ không có khả năng tự tái tạo được nên quá trình này vô cùng an toàn đối với họ. Thêm vào đó, việc thử nghiệm lâm sàng loại vắc-xin mới này trên người khỏe mạnh giúp cho hệ miễn dịch của họ có thể phát hiện và chiến đấu với những thành phần của virus HIV. "Nó giống như việc bạn đưa một bức hình của HIV cho hệ miễn dịch để sau này nó có thể nhận biết được virus HIV vậy", ông Mariano Esteban, trưởng nhóm nghiên cứu của CSIC nói.

"Cơ thể của chúng ta chứa rất nhiều lympho bào, mỗi một lympho bào đó đều được lập trình để chống lại các tác nhân gây bệnh khác. Do đó việc huấn luyện các lympho bào này là một điều cần thiết để ta có thể chống lại các mầm bệnh, ví dụ như HIV, một loại virus mà bạn không thể nào tiêu diệt được nó một cách tự nhiên được".


Tiến sĩ Mariano Esteban, trưởng nhóm nghiên cứu vắc-xin MVA-B tại CSIC

Công trình thử nghiệm của nhóm cũng nói về 2 loại lympho bào khá quan trọng đó là lympho bào B và lympho bào T. Vắc-xin MVA-B sẽ kích thích quá trình sản sinh ra lympho bào B, có chức năng sản xuất các kháng thể chống lại sự tấn công của HIV vào những tế bào khỏe mạnh. Khi xét nghiệm máu của những bệnh nhân vào tuần thứ 48, người ra thấy rằng cơ thể của khoảng 72,7% số người thử thuốc đã phát triển được những kháng thể chống HIV. Tuy nhiên, điều làm nên tính hiệu quả của vắc-xin MVA-B đó là nó có thể "chiến đấu" dài hạn với các virus chứ không phải chỉ một vài lần. Để làm được điều này, cơ thể của chúng ta cần có lympho bào T, lympho bào này được sản sinh ra ngay từ lần đầu tiên cơ thể bị tấn công và sẽ tồn tại trong cơ thể suốt nhiều năm liền. Chức năng của lympho bào T là kích thích phản ứng miễn dịch của những tế bào bị virus tấn công, giúp cho nó có thể phát hiện và tiêu diệt được cả virus HIV. Xét nghiệm máu vào tuần thứ 48 cho thấy cơ thể của 85% bệnh nhân vẫn giữ được "bộ nhớ" của lympho bào T, tức là cơ thể họ vẫn lưu trữ được thông tin về virus HIV này.

Ông Mariano nói, "Vắc-xin MVA-B đáp ứng được những yêu cầu của một vắc-xin HIV". Mặc dù nó không thể loại bỏ HIV ra khỏi cơ thể nhưng hệ thống miễn dịch của người bệnh có thể giữ cho virus ở trong tầm kiểm soát được, không cho nó tiếp tục lây nhiễm các tế bào khác. Theo như CSIC cho biết, "Nếu MVA-B vượt qua được giai đoạn 2 và 3 của quá trình thử nghiệm lâm sàng và được đưa vào sản xuất thì trong tương lai, người ta có thể coi HIV giống như mụn mà thôi".

Theo Xã luận
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video