Lầu Năm Góc đã ký hợp đồng với một công ty khởi nghiệp của Mỹ chuyên phát triển các module trạm vũ trụ.
Hợp tác này với mục đích có thể để thử nghiệm các công nghệ Lầu Năm Góc trong bối cảnh các ứng dụng không gian mang tính phản ứng và chiến thuật ngày càng cao. Đây được coi là bước đầu tiên hướng tới sự phát triển của một trạm quân sự?
Thông báo về hợp đồng nghiên cứu này được công bố bởi công ty khởi nghiệp Gravitic, thành lập vào năm 2021.
Họ đang phát triển một module nguyên mẫu có tên StarMax, đường kính 7,6 mét và thể tích 400m3 - tương đương với 40% tổng thể tích của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hiện tại.
Module trạm vũ trụ Bộ Quốc Phòng Mỹ sắp thử nghiệm được cho là bước đầu tiên hướng tới sự phát triển của một trạm quân sự (Ảnh minh họa: Futura Science).
Khả năng phản hồi nhanh hơn trong không gian
Lực lượng Không gian Hoa Kỳ, đơn vị không gian của Lầu Năm Góc, đang háo hức tìm kiếm bất kỳ công nghệ nào cho phép lực lượng này phản ứng nhanh hơn trong các hoạt động không gian của mình.
Lầu Năm Góc muốn có khả năng phản ứng thật nhanh trong trường hợp có mối đe dọa trong không gian, chẳng hạn như sự xuất hiện của tên lửa hoặc vệ tinh của kẻ thù trên vệ tinh của họ.
Nga và Trung Quốc thường được xác định là mối đe dọa đối với các vệ tinh quân sự của Mỹ, với các vệ tinh do thám, vệ tinh tuần tra hoặc thậm chí là vệ tinh zombie.
Năm ngoái, Lầu Năm Góc đã yêu cầu công ty Mỹ có tên là Victus Nox thực hiện một cuộc thử nghiệm nhiệm vụ có khả năng đáp ứng cao và kết quả đã thành công.
Trạm vũ trụ quân sự chắc chắn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Lực lượng Không gian Hoa Kỳ.
Nói chung, một module trạm có thể được sử dụng cho khá nhiều việc - đặc biệt là vấn đề chiến thuật - bao gồm cả việc phản ứng nhanh hơn trên Trái đất.
Liệu một ngày nào đó chúng ta có thể nhìn thấy trạm vũ trụ của quân đội Mỹ trên quỹ đạo không?
Trên thực tế, các lực lượng vũ trang đang ngày càng hướng tới quỹ đạo để thực hiện các thí nghiệm vi trọng lực vốn không thể thực hiện được trên Trái đất.
Nhiều quốc gia dù không phát triển mạnh về lĩnh vực không gian cũng đã gửi những phi hành gia quân sự của mình lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) để thực hiện các thử nghiệm, thông qua sự hợp tác với những siêu cường vũ trụ như Mỹ.