Mỹ công bố 2 nghiên cứu gây sốc, làm bùng nổ tranh cãi lớn: Có nên dùng bếp gas nữa hay không?

CNET cho hay, hai nghiên cứu đáng lo ngại về loại nhiên liệu phổ biến đang được các gia đình sử dụng trong nhà bếp dường như đã làm dấy lên tranh cãi liệu chính phủ Mỹ có nên ban hành lệnh cấm sử dụng bếp gas hay không.

Những phát hiện đáng ngại

Cụ thể, nghiên cứu kéo dài 16 tháng của Trường y tế cộng đồng T.H, Đại học Harvard vào tháng 6 năm ngoái đã lấy mẫu từ 69 bếp gas của các hộ gia đình do 3 công ty khí đốt tự nhiên trên khắp Boston cung cấp.

Thử nghiệm khí methane chưa cháy đã phát hiện hơn 300 hóa chất, trong đó có 21 chất độc hại trong không khí. Đáng chú ý, benzen (chất gây ung thư), với nồng độ thấp, được tìm thấy trong 95% khí gas tự nhiên mà nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm tra, đánh giá.


Theo nghiên cứu, 5% số bếp trong thử nghiệm bị rò rỉ gas kể cả khi không sử dụng.

Ngoài ra, cũng theo nghiên cứu, 5% số bếp trong thử nghiệm bị rò rỉ gas kể cả khi không sử dụng. Lượng khí rò rỉ này thường nhỏ tới mức mũi của người cũng không nhận ra nhưng vẫn có thể gây mối đe dọa tiềm ẩn về sức khỏe.

Trong khi đó, nghiên cứu hồi tháng 1 năm nay trên Tạp chí Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng Quốc tế kết luận rằng, có tới 12,7% ca mắc hen suyễn ở trẻ em Mỹ liên quan tới việc sử dụng bếp gas trong gia đình. Tỷ lệ thậm chí cao hơn ở một số bang như Illinois (21.1%), California (20.1%) và New York (18.8%).

Theo CNET, cần lưu ý rằng, những nghiên cứu này mới chỉ cho thấy nguy cơ tiềm ẩn đối với con người khi dùng bếp gas sử dụng khí đốt tự nhiên.

Chúng không đo lường mức độ phơi nhiễm của các chất độc hại đã đề cập hay đưa ra bất cứ kết luận nào cho thấy việc phơi nhiễm các chất độc hại đó ở mức độ thấp sẽ có tác động ra sao đối với sức khỏe con người theo thời gian.

Do vậy, vẫn còn quá sớm để đưa ra những tuyên bố sâu rộng về rủi ro sức khỏe khi sử dụng bếp gas.


Bếp gas vẫn là sản phẩm được ưa thích với giá cả phải chăng.

Trong khi đó, Hiệp hội Khí đốt Mỹ phản bác rằng, bếp gas vẫn là sản phẩm được ưa thích với giá cả phải chăng của hơn 1/3 số hộ gia đình tại Mỹ. Việc chính quyền Mỹ áp lệnh cấm sử dụng bếp gas sẽ khiến chi phí nhà ở trở nên đắt đỏ hơn.

Làm thế nào để hạn chế nguy cơ khi dùng bếp gas?

Giữ cho nhà bếp luôn thông thoáng

Đây là một trong những biện pháp tốt nhất để chống mối nguy hại do rò rỉ gas. Bạn cũng nên mở cửa sổ khi đang nấu ăn. Nếu nhà bếp không có cửa sổ, hãy cân nhắc lắp thêm quạt trong bếp, nó sẽ giúp phân tán không khí đậm đặc gây hại. Nên để quạt chạy thêm 20 phút sau khi bạn sử dụng xong bếp gas, vì lúc này benzen và carbon monoxide vẫn có thể sót lại trong không khí.

Kiểm tra bếp thường xuyên


 Nếu thấy dấu hiệu rò rỉ gas, nên rời khỏi nhà và gọi người hỗ trợ.

Hãy để mắt tới bếp gas nhà bạn, nhất là khi bạn ngửi thấy mùi gas trong nhà bếp. Khi thấy dấu hiệu rò rỉ gas, nên rời khỏi nhà và gọi tới các dịch vụ chuyên nghiệp nhờ hỗ trợ.

Nếu muốn tự mình kiểm tra mức độ rò rỉ gas, bạn có thể tự trang bị một chiếc máy dò với giá khoảng 30 USD trên Amazon.

Chuyển sang bếp dùng khí propan hoặc bếp điện

Đây là cách khắc phục chắc chắn nhất nhưng cũng có thể là giải pháp tốn kém nhất. Ngoài ra, việc nấu ăn bằng bếp biện hoặc bếp dùng khí propan (khí hóa lỏng) vẫn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực, bởi thức ăn và dầu bị cháy đều giải phóng chất độc vào không khí.

Rủi ro khi dùng bếp điện sẽ thấp hơn nhiều so với khi dùng bếp gas nhưng điều quan trọng là bạn vẫn cần giữ nhà bếp thông thoáng, đồng thời thường xuyên kiểm tra chất lượng không khí.

Cập nhật: 22/03/2023 TTVH
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video