Mỹ: Mua mô người dễ như mua... găng tay !

Mỗi ngày, hàng ngàn người Mỹ đang đối mặt với nguy cơ tử vong hoặc tàn tật vì bị cấy ghép các mô không đạt chất lượng. Lý do: người cung cấp mô không cần phải theo học các lớp về y khoa, còn bác sĩ thì mua mô dễ như mua... găng tay y tế.

Cái chết được báo trước

"Đừng lo lắng!", bác sĩ tr

Một cậu bé Mỹ sau phẫu thuật ghép gan (Ảnh: OTTA)

ấn an cha mẹ của bệnh nhân B.Lykins, trước khi anh này được đưa vào phòng mổ với một vết thương ở đầu gối. Bác sĩ sẽ lấy sụn từ người chết để ghép cho Lykins. Mỗi năm ở Mỹ có trên một triệu ca phẫu thuật lấy mô người chết ghép cho người sống như thế này. Các bác sĩ cũng cho biết, chính ngân hàng mô lớn nhất nước Mỹ đã cung cấp sụn cho ca phẫu thuật nên nó hoàn toàn được tẩy trùng và an toàn tuyệt đối.

Thế nhưng 4 ngày sau ca mổ, anh sinh viên 23 tuổi tràn đầy sức sống này đã qua đời vì vết mổ nhiễm trùng nghiêm trọng. Anh chết vì được ghép loại sụn không đạt chất lượng, lấy từ một xác chết không được đông lạnh suốt 19 giờ và đã bị 2 ngân hàng mô khác từ chối.

Trên đây không phải là trường hợp đơn lẻ. K.Alesescu chết hôm 14.5 tại San Luis Obispo vì bị nhiễm trùng van tim. A.Minvielle ở Santa Cruz mất việc và suýt bị cưa chân vì bị hoại tử do cấy ghép gân nhiễm trùng. Những cái chết thương tâm như thế vẫn có thể xảy ra do hành động bất cẩn của một vài hãng trong ngành kinh doanh cơ thể con người với lợi nhuận hàng tỉ USD và sự thiếu sót trong hệ thống luật pháp.

Lỗ hổng chết người

Sở dĩ trường hợp của Lykins lọt vào tầm ngắm của báo chí vì hãng cung cấp mô cho anh đã bị buộc tội lấy các bộ phận cơ thể của tử thi để bán cho ngân hàng mô mà không được phép của thân nhân người chết. Mỗi ngày có hàng ngàn người Mỹ đối mặt với nguy hiểm từ chính những nhà cung cấp mô có giấy phép hẳn hoi. Hiện có đến 2.030 công ty cung cấp mô trên toàn nước Mỹ. Một cuộc điều tra do hãng AP thực hiện cho thấy hàng loạt các sai phạm về mặt đạo đức trong ngành kinh doanh siêu lợi nhuận này, từ khâu kiểm tra vi trùng cẩu thả đến việc thiếu một hệ thống đồng nhất để dò tìm nguồn gốc của mô trước khi đến với người nhận.

Nếu Hiệp hội các ngân hàng mô Mỹ yêu cầu các thành viên phải tuân thủ các luật lệ gắt gao, thì với sự quản lý lỏng lẻo của Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm (FDA), các bệnh viện và bác sĩ có thể mua mô từ các nhà cung cấp không đáng tin cậy với thời gian giao hàng nhanh hơn và giá rẻ hơn. Không những FDA thả lỏng việc kiểm tra quy trình xét nghiệm mô để phát hiện các nguồn bệnh lây lan, cơ quan này cũng không quy định tuổi tác hoặc sức khỏe của người hiến tặng mô cũng như giới hạn thời gian lấy mô sau khi người hiến qua đời.

Các bác sĩ cũng ít khi biết được nguồn gốc của các mô cấy ghép cho bệnh nhân. Một vài bệnh viện mua mô dễ dàng và đơn giản chẳng khác nào mua găng tay phẫu thuật hay các thiết bị y khoa khác, chỉ dựa trên giá cả và chuyện mua bán có thuận tiện hay không. Một điều quan trọng khác là bệnh viện và bác sĩ không cần phải báo cáo các trường hợp bệnh nhân nhiễm trùng vì ghép mô. Hơn thế, mọi người không cần phải qua các khóa đào tạo y khoa mới có thể mở ngân hàng mô hay cung cấp mô. Và thế là ngành kinh doanh này bùng nổ với tốc độ chóng mặt mà không được quản lý chặt chẽ, như lời của thân nhân nạn nhân Lykins: "Bất cứ ai cũng có thể mở một ngân hàng mô ngay tại ga-ra của mình"!

Theo VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video