Mỹ, Nhật sẽ trữ chất thải hạt nhân ở Mông Cổ

Mông Cổ sẽ xây dựng một cơ sở chứa nhiên liệu thừa, chôn vùi nhiên liệu hạt nhân thu hồi. Tin này vừa xuất hiện đã trở thành tiêu điểm tranh cãi của xã hội và người dân Mông Cổ.

Ngày 20/7, nhiều trang mạng Mông Cổ dẫn các nguồn tin từ Nhật Bản cho biết, Nhật Bản, Mỹ và Mông Cổ dự định thực hiện kế hoạch “dịch vụ nhiên liệu tổng hợp” (CFS), tức là Mông Cổ sản xuất và xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân thì Mông Cổ sẽ có trách nhiệm thu hồi chất thải của chúng. Mông Cổ sẽ xây dựng một cơ sở chứa nhiên liệu thừa, chôn vùi nhiên liệu hạt nhân thu hồi.


Các thùng chứa chất thải hạt nhân.

Cơ quan giám sát hạt nhân Liên Hợp Quốc và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) cũng có ý định tham khảo mô hình này và triển khai hợp tác với Mông Cổ về nhiên liệu uranium.

Nhiên liệu thừa "hút" Nhật, Mỹ, Mông Cổ và UAE

Hãng Kyodo cho biết, ngày 18/7 họ đã nhận được một bản dự thảo thỏa thuận giữa chính phủ ba nước Nhật-Mỹ-Mông Cổ. Bản dự thảo này nói rõ ủng hộ mở rộng sử dụng năng lượng hạt nhân, và đề xuất: ba nước sẽ tiến hành tham vấn thường xuyên, sẽ cùng IAEA bàn bạc khả năng hỗ trợ công nghệ cho Mông Cổ trong việc xây dựng cơ sở cất trữ nhiên liệu thừa.


Kho chứa chất thải phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân Lubu, Đức. Chính phủ Đức có kế hoạch đóng cửa toàn bộ 17 nhà máy điện hạt nhân của nước này vào năm 2022, nhưng hiện có khoảng 17.000 chất phóng xạ cần được xử lý khẩn cấp.

Nhiều nguồn tin từ Nhật Bản tiết lộ, Cục Tài nguyên-Năng lượng của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghệ (METI) Nhật Bản từ tháng 2 đã khởi thảo một văn kiện cho biết, METI và công ty Toshiba, Bộ Năng lượng Mỹ và Chính phủ Mông Cổ “đang tiến hành thảo luận phi chính thức” về ý tưởng CFS.

Văn kiện này còn nói, sau khi giới thiệu nội dung cốt lõi của ý tưởng CFS cho UAE, nước xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới, thì họ đã bắt đầu tiếp xúc với Mông Cổ.

Kyodo cho biết, nếu ý tưởng "dịch vụ nhiên liệu tổng hợp" được thực hiện, sẽ trở thành khuôn khổ mang tính quốc tế cho cung ứng nhiên liệu hạt nhân và xử lý nhiên liệu thừa. Nhưng, sau khi xảy ra sự cố nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima, hiện nay ý tưởng này có thể khó thực hiện hơn, nhưng động lực của nó trong đó có các doanh nghiệp tư nhân vẫn tồn tại.

Đàm phán bí mật về thu hồi nhiên liệu thừa

Theo báo chí Mỹ, từ tháng 9/2010 trở đi, Bộ Năng lượng Mỹ, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghệ Nhật Bản và các quan chức Mông Cổ đã bắt đầu tiến hành đàm phán bí mật về vấn đề này, nguyên nhân là lo ngại gây ra sự phản đối của nước láng giềng và người dân Mông Cổ.


Phòng thử nghiệm dưới mặt đất Bill ở miền đông nước Pháp, nhân viên làm việc dưới mặt đất 490 m. Phòng thực nghiệm này thuộc quản lý của Cơ quan xử lý chất thải phóng xạ quốc gia Pháp, có kế hoạch đi vào hoạt động năm 2017. Nhưng họ cần phải trải qua hàng loạt cuộc tranh luận, có được cấp phép và vận hành thử.

Hãng Reuters cho biết, mục đích chủ yếu mà Mỹ-Nhật hợp tác với Mông Cổ là cung cấp dịch vụ thu hồi nhiên liệu thừa của các doanh nghiệp hai nước, doanh nghiệp được lợi bao gồm General Electric, Westinghouse, Hitachi, Toshiba… Qua đó, Mỹ, Nhật sẽ cạnh tranh tốt hơn với Nga, Pháp trên thị trường điện hạt nhân thế giới.

Trong hợp đồng điện hạt nhân mà các công ty Nga ký với Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ gần đây, đã bao gồm điều khoản thu hồi nhiên liệu thừa đến Nga, Nga còn cam kết sẽ thu hồi nhiên liệu thừa từ một loạt nhà máy điện hạt nhân được xây dựng ở Ấn Độ. Mỹ, Nhật hy vọng thông qua xây dựng mới kho chứa nhiên liệu thừa ở Mông Cổ, doanh nghiệp của hai nước này sẽ thoát khỏi tình cảnh không thuận lợi khi cạnh tranh với các doanh nghiệp Nga hiện nay, đồng thời lợi dụng nguồn uranium phong phú của Mông Cổ để bảo đảm nguồn cung uranium ổn định.

Tin cho biết, dự thảo thỏa thuận ba nước cho phép vận chuyển nhiên liệu thừa từ Mỹ, Nhật sang cất trữ ở Mông Cổ. Do sự phản đối của người dân Mỹ, trong hơn nửa thế kỷ ra đời ngành công nghiệp hạt nhân, Mỹ luôn thiếu một kho chứa chất thải hạt nhân chuyên dụng. Thảm họa hạt nhân gần đây ở Nhật Bản càng gây ra sự quan ngại về xử lý chất thải hạt nhân của các nhà máy điện hạt nhân. Các chuyên gia cho rằng, cách cất trữ nhiên liệu hạt nhân thừa hiện nay của Mỹ có rủi ro hỏa hoạn rất lớn, hơn nữa dễ bị các phần tử khủng bố tấn công.

Mông Cổ: chính quyền im lặng, người dân phản đối

Ngày 20/7, báo mạng Mông Cổ đã đăng bài với tiêu đề “Dự thảo xây dựng cơ sở chất thải hạt nhân của Mông Cổ đã hoàn thành và đi vào giai đoạn thông qua” cho biết, tin về dự án này đã được một nghị sĩ Mông Cổ thừa nhận trước đó 1 ngày.


Việc vận chuyển chất thải hạt nhân vào Mông Cổ cần được sự đồng ý của hai nước láng giềng lớn là Trung Quốc và Nga.

Người phụ trách thông tin của Cục Năng lượng hạt nhân Mông Cổ cũng hứa sẽ trả lời câu hỏi của phóng viên sau khi tham khảo ý kiến của lãnh đạo nước này. Nhưng, hiện nay, các quan chức Mông Cổ chưa có bất cứ phản ứng nào đối với thông tin này.

Trên thực tế, việc xây dựng cơ sở chất thải hạt nhân ở Mông Cổ đang đối mặt với những trở lực rất lớn. Báo “Ngày nay” của Mông Cổ dẫn lời một quan chức cấp cao Nhật Bản cho biết: "Xã hội Mông Cổ hoàn toàn không chuẩn bị tốt cho việc tiếp nhận kế hoạch này".

Tin cho biết, việc vận chuyển chất thải hạt nhân vào Mông Cổ cần được sự đồng ý của hai nước láng giềng lớn là Trung Quốc và Nga, đồng thời còn tồn tại khả năng các phần tử khủng bố lợi dụng những chất thải hạt nhân này để chế tạo vũ khí hạt nhân.

Cư dân mạng Mông Cổ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ trên mạng internet, cho rằng “chất thải hạt nhân của thế giới không nên cất trữ ở Mông Cổ”, “nhân dân Mông Cổ cũng có nhu cầu được sống trong môi trường lành mạnh như các dân tộc khác”.

Theo Bee.net.vn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video