Mỹ phóng vệ tinh báo bão thế hệ mới vào quỹ đạo

Mỹ vừa phóng thành công vệ tinh dự báo thời tiết (GOES) bằng tên lửa đẩy Delta vào quỹ đạo hôm 24-5 từ sân bay không gian Canaveral sau 15 tháng chuẩn bị.

Vệ tinh có tên GOES-13 là vệ tinh đầu tiên có khả năng quan sát, thu thập và chuyển dữ liệu về Trái Đất một cách bình thường ngay cả khi vệ tinh che khuất ánh sáng Mặt Trời nhờ được trang bị hệ thống pin năng lượng Mặt trời.

Ngoài ra, GOES-13 còn được trang bị kỹ thuật phân tích độ ẩm của các cơn bão bằng sóng âm mà các vệ tinh thế hệ cũ không có được.

Nhiệm vụ chính của GOES-13 gồm có: quan sát các cơn bão và các hình thái thời tiết nguy hiểm, ghi nhận các cơn bão Mặt Trời…

Vệ tinh GOES-13 là vệ tinh đầu tiên trong loạt trong ba vệ tinh địa tĩnh quan sát thời tiết thế hệ mới do Mỹ sản xuất. Hai vệ tinh còn lại sẽ được phóng trong những năm tới.

Cơ quan Khí tượng và Đại Dương Quốc gia Hoa Kỳ sẽ sử dụng các dữ liệu từ GOES-13 để dự báo thời tiết cho khu vực Bắc Mỹ và Tây Bắc Bán cầu.

Khi đạt độ cao khoảng 35.000 km (22.300 miles) trên đường xích đạo, vệ tinh được thử nghiệm để kiểm tra các thiết bị trong 6 tháng. Sau đó, vệ tinh sẽ bay trong quỹ đạo và độ cao ổn định cho đến khi được thay thế bởi vệ tinh khác.

Kế hoạch phóng vệ tinh đã từng bị hoãn lại vì lý do trục trặc kỹ thuật tên lửa đẩy và vệ tinh cùng với cuộc đình công của đội ngũ kỹ thuật.

Trước mùa bão ở vùng biển Đại Tây Dương năm nay sẽ đến vào đầu tháng 6, các nhà dự báo thời tiết rất hài lòng khi GOES-13 được đưa vào hoạt động.

Trần Nam

Theo Reuters, NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video