Năm 2009: Nguồn cá ngừ có thể giảm 37% do Trái đất ấm lên

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cảnh báo rằng nếu khí hậu toàn cầu tiếp tục ấm lên với tốc độ như hiện nay, đến cuối thế kỷ này nguồn cá ngừ ở Thái Bình Dương sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do môi trường sinh sản của chúng bị thu hẹp.

(Ảnh: Laodong)
Theo các nhà nghiên cứu, nguồn cá ngừ - hiện đang bị giảm mạnh do tình trạng đánh bắt bừa bãi - sẽ tiếp tục giảm nếu nhiệt độ nước biển cao hơn nhiệt độ thuận lợi cho việc sinh sản.

Các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm nuôi cá ngừ con ở những nhiệt độ khác nhau và phát hiện ra rằng hầu hết các loài cá ngừ đều có thể chết khi nhiệt độ nước biển lên tới gần 30 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ được coi là lý tưởng nhất cho sự sinh sản của cá ngừ là 26 độ C. Thậm chí, với nhiệt độ khoảng 20 độ C, các loài cá ngừ vẫn có khả năng tồn tại.

Trên cơ sở phân tích tác động của sự ấm lên của Trái Đất đối với nhiệt độ nước biển trong môi trường sinh sản của cá ngừ, các nhà nghiên cứu cho rằng đến năm 2099, môi trường sinh sản của cá ngừ sẽ giảm mạnh và số cá ngừ con có thể sống sót sẽ giảm 37% so với mức hiện nay. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu dự đoán có khả năng một môi trường sinh sản mới của loài cá ngừ sẽ xuất hiện ở Biển Nhật Bản.

Trong quá trình sinh sản, các loài cá ngừ ở Thái Bình Dương thường di cư trong phạm vi rộng từ Đông sang Tây. Tuy nhiên, môi trường sinh sản của chúng trong tương lai sẽ bị giới hạn ở khu vực từ Đài Loan tới các vùng biển quanh đảo Amami Oshima thuộc tỉnh Kagoshima của Nhật Bản.
Theo TTXVN, Lao động
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video