Năm 2050, con người sẽ trở thành "siêu nhân" nhờ 4 công nghệ này

Với những bước tiến công nghệ đáng kinh ngạc, Google và những gã khổng lồ công nghệ khác đang chứng minh cho chúng ta thấy công nghệ có khả năng giúp con người cải tiến và sữa chữa bản thân mình. Những chip cấy siêu nhỏ giúp người mù có thể nhìn lại được, bộ xương cơ khí giúp người tàn tật có thể chạy như xưa là minh chứng của các kỹ sư và các nhà nghiên cứu đang tìm mọi giá để cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.

Thậm chí trong tương lai con người không chỉ những khỏe mạnh mà còn có thể có những năng lực phi thường như trong phim viễn tưởng.

Dưới đây là một số ví dụ do Pearson, thành viên của Viện hàn lâm Thế giới về Khoa học và Nghệ thuật, đồng thời cũng là một chuyên gia nghiên cứu về tương lai chia sẻ:

1. Kính áp tròng đặc biệt giúp nhìn xa như "đại bàng"


Kính áp tròng đặc biệt giúp nhìn xa như "đại bàng".

Pearson cho biết nó sẽ có thể mua kính áp tròng đặc biệt cho phép bạn phóng to trên các đối tượng từ xa và cung cấp tầm nhìn ban đêm.

Tới 2050 chúng ta có thể mua những cặp kính áp tròng đặc biệt với khả năng siêu zoom và nhìn trong bóng đêm. Trên thực tế, công nghệ này đang được sử dụng trong quân sự, điều thực sự chúng ta sẽ làm là nâng cấp công nghệ này lên, thu nhỏ nó lại và giảm giá.

Google đã nộp một bằng sáng chế về một loại kính áp tròng có thể đo đường huyết, nhiệt độ cơ thể, và thậm chí nồng độ cồn trong máu. Mặc dù bằng sáng chế kính áp tròng này chưa đề cập đến việc thay đổi tầm nhìn nhưng nó cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng trong công nghệ mắt.

2. Siêu cảm biến giúp nhận biết rõ ràng về thế giới xung quanh


Siêu cảm biến giúp nhận biết rõ ràng về thế giới xung quanh.

Pearson cho biết sự phát triển với công nghệ cảm biến sẽ giúp chúng ta có khả năng siêu cảm nhận, đó là khả năng tự động phát hiện tìm hiểu về những thứ chúng ta tiếp xúc. Ví dụ, bạn có thể chạm vào một ai đó và đo nồng độ oxy trong máu.

Công nghệ này sử dụng những cảm biến được lắp ngay trên bề mặt da. Hiện nay các kỹ sư tại Đại học Stanford đã phát triển một loại da nhựa kỹ thuật số có thể đo áp lực. Nó có thể được sử dụng để khôi phục lại cảm giác của những bệnh nhân bỏng, và trong tương lai, tăng cường năng lực cảm nhận qua da của chúng ta.

3. Siêu cơ bắp bằng Gel Polyme


Siêu cơ bắp bằng Gel Polyme.

Từ những năm 1990, các nghiên cứu về cơ nhân tạo polymer đã được thực hiện và từ đó đến nay chúng ta đã nhiều tiến bộ trong việc ứng dụng công nghệ này để nâng cao sức mạnh vật lý.

Năm 2014, IEEE Spectrum báo cáo rằng một số nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đến từ các trường đại học khác nhau đã chế tạo thành công cơ bắp nhân tạo vô cùng mạnh mẽ, cho phép người mặc khung xương exoskeleton có sức mạnh siêu nhiên. Các cơ bắp nhân tạo có thể nâng trọng lượng nặng hơn 100 lần so với cơ bắp trung bình.

Mặc dù để ứng dụng công nghệ này, chúng ta cần khá nhiều thời gian nhưng trên thực tế Bộ Quốc phòng Mỹ đã và đang chế tạo những bộ áo giáp Ironman để giúp người dùng nâng vật siêu năng, dự kiến ra mắt ngay tháng 10 năm nay.

4. Nghe siêu rõ với những công nghệ sẵn có


Nghe siêu rõ với những công nghệ sẵn có.

Nâng cao năng lực thính giác hiện nay là một công nghệ hoàn toàn trong tầm với. Startup công nghệ Doppler Labs đã sản xuất những chiếc tai nghe thụ động giúp nghe rõ hơn, hay giảm bớt tiếng ồn, bảo vệ con người khỏi hiểm họa âm thanh. Ví dụ, bạn có thể giảm tiếng bass ồn ã trong bar club hay ngắt đứt tiếng trẻ con khóc trên máy bay.

Có thể công nghệ này chưa đến mức siêu nhân nhưng cho thấy rằng những phát triển mới trong tương lai rất đáng để chúng ta trông đợi.

Cập nhật: 10/03/2017 Theo genK.vn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video