Nấm độc là nấm có độc tố

Việt Nam ở trong vùng nhiệt đới, có khí hậu nóng và ẩm cho nên có rất nhiều loại nấm: Nấm ăn được, nấm ăn không được và nấm độc. Nấm độc là nấm có độc tố, không ăn được. Có loại nấm chứa độc tố gây chết người (Amatina phalloides, A.verna...), chỉ cần ăn 50g nấm tươi có thể làm chết ngay một thanh niên trẻ, khỏe mạnh mà không có thuốc nào cứu chữa được.

Một số loại nấm ăn vào gây nhiều bệnh về tiêu hóa, gan, thận, thần kinh..., nếu ăn nhiều, không được điều trị kịp thời dễ gây tử vong. Có một số nấm tiết độc tố ra môi trường sinh trưởng như đất, phân, nước... Các loại rau, củ trồng trên môi trường đó cũng sẽ bị nhiễm độc. Nấm độc thì cực kỳ nguy hiểm, dù chỉ ăn một lượng rất ít, cũng có thể dẫn đến cái chết. Có nhiều loại nấm độc lại rất giống với nấm ăn được. Sau đây là một số loại nấm và cách nhận dạng chúng:

 

Nấm độc tán trắng (Amanita verna)
Mũ nấm: màu trắng, đôi khi có màu vàng bẩn ở giữa.

 

Nấm xốp gây nôn (Russula emetica)
Màu đỏ, mọc đơn độc trong rừng rậm ẩm ướt

   

 

Nấm xốp thối (Russula foetens): mọc trong rừng

 

Amatina phalloides

Nón tử thần (Amanita Phalloides)

  • Màu sắc: hơi xanh ô liu hoặc hơi vàng
  • Mũ: rộng từ 5 – 15 cm
  • Thân: màu nhạt hơn mũ
  • Khía: màu trắng, mịn
  • Thịt: trắng
  • Loa chén: lớn
  • Thường mọc nhiều trong các rừng rậm, rất độc

Nấm thiên thần hủy diệt (Amanita virosa)

  • Màu sắc: toàn bộ trắng tinh
  • Mũ: dạng hình nón, rộng từ 5 – 20cm
  • Khía: trắng
  • Loa chén: lớn
  • Mùi: hăng dịu
  • Mọc ở Đông Canada và Tây Bắc Thái Bình Dương, rất độc.

Nấm da beo (Amanita pantherina)

  • Màu sắc: hơi nâu với những đốm trắng, không thể rửa sạch
  • Mũ: rộng từ 5 – 10cm
  • Thân: to, dầy, màu trắng
  • Khía: trắng
  • Thịt: trắng
  • Thường mọc ở rừng rậm, rất độc.

Nấm bay (Amanita muscaria)

  • Màu sắc: mũ màu đỏ có những đốm trắng, những đốm nầy không bị trôi dưới các cơn mưa.
  • Mũ: rộng từ 7 – 25 cm
  • Vành: màu trắng, rũ xuống
  • Thân: màu trắng, có những mụt vàng ở dưới gốc
  • Khía: màu trắng
  • Nấm đôi khi có màu vàng nếu tìm thấy ở dưới những gốc cây thông.

Russula sardonia

  • Màu sắc: đỏ hồng
  • Mũ: hơi lõm, rộng từ 4 – 10 cm
  • Khía: trắng, nghiêng xuôi xuống chân
  • Thân: dầy, trắng, phía dưới hơi hồng
  • Thịt: trắng, hơi hồng dưới lớp da ngoài
  • Hương vị: rất cay (có thể ăn một miếng nhỏ).
  • Là một loại nấm nguy hiểm. Mọc ở những khu rừng ẩm ướt. Có tính xổ mạnh

Nấm phiến đốm bướm (Panacolus papilionaceus): thường mọc trên các bãi phân trâu bò mục. 

Nấm phiến đốm vân lưỡi (Panaceolus retirugis): cũng mọc trên những nơi có phân súc vật. 

Nấm vàng (Hypholoma fasciulare): thường mọc từng đám lớn trên cây mục.


Lê Thị Thu Nga

(Sinh viên khoa sinh năm 3, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên)

Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video