Dù ở thời nào thì dường như con trai luôn cao hơn con gái. Nhưng bạn có biết đó vì nguyên nhân gì không?
Liệu có thật rằng chiều cao của 1 người chủ yếu được quyết định bởi sự dài ngắn của xương chi dưới hay còn ở lý do nào khác? Bài viết này sẽ bật mí cho bạn câu trả lời.
Nam giới phát triển muộn nhưng "dài hơi" hơn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, con trai trì hoãn sự phát triển muộn hơn con gái nhưng lại "dài hơi" hơn. Để kết quả cuối cùng thì con trai thường cao hơn con gái 13cm.
Con trai trì hoãn sự phát triển muộn hơn con gái nhưng lại "dài hơi" hơn.
Cụ thể, nếu 1 người sinh ra cao khoảng 50cm thì khi 5 tuổi, chúng sẽ cao khoảng gấp đôi - 100cm. Cứ như vậy cho đến trước thời kỳ dậy thì, tốc độ tăng trưởng của con người bắt đầu chậm lại, mỗi năm cao thêm khoảng 3 - 4cm nữa.
Tuy nhiên, khi bước vào tuổi dậy thì, sự bùng nổ này ở con trai dường như hơi chững lại mà để dành cho sự tăng tốc ở cuối giai đoạn dậy thì.
Sự tăng tốc này là nhờ vào lượng hormone testosterone ở nam giới tăng cao hơn nữ giới. Trong giai đoạn dậy thì, sự sản xuất của hormone testosterone tăng cao hơn gấp 10 lần, và càng ở cuối, tinh hoàn sẽ phóng thích testosterone nhiều hơn.
Testosterone kích hoạt tế bào trên cơ thể phát triển toàn diện. Bộ xương sẽ phát triển theo cùng 1 cách giống như các bé gái nhưng trở nên dày đặc, vững chãi hơn.
Ở giai đoạn sau, sự phát triển ở nam giới sẽ tập trung ở phần mở rộng xương ngực, vai, và kết thúc vào lúc 20 tuổi.
Testosterone kích hoạt tế bào trên cơ thể phát triển toàn diện.
Ngoài ra, Testosterone cũng làm tăng lượng hemoglobin - chất chứa oxy trong hồng cầu. Mật độ cao của hemoglobin cho phép các tế bào hồng cầu cung cấp nhiều oxy cho cơ hơn, giúp cơ phát triển tốt, mạnh mẽ hơn.
Một nghiên cứu khác của ĐH Helsinki (Phần Lan) còn chỉ ra, nhiễm sắc thể X trong bộ gene của con người có tác động đến việc quyết định chiều cao của cá thể đó.
Nhiễm sắc thể X trong bộ gene quyết định chiều cao của người đó.
Cụ thể, giới chuyên gia phát hiện biến thể gene gần vùng ITM2A - đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sụn. Và biến thể này thường xuyên xuất hiện ở những người có chiều cao dưới mức trung bình.
Điều đó cho thấy rằng, người càng có nhiều biến thể gene được biểu hiện thì chiều cao càng thấp, thú vị hơn nữa là chúng được thể hiện mạnh mẽ ở phái nữ.
Giáo sư Samuli Ripatti một trong những người đứng đầu nghiên cứu này tiết lộ: "Cặp nhiễm sắc X ở phụ nữ có thể chính là nguyên nhân của việc khiến họ thấp hơn nam giới trong quá trình phát triển".
Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ khi nữ giới sở hữu chiều cao vượt trội hơn hẳn. Dẫu vậy, xét 1 cách toàn diện thì nam giới vẫn cao hơn nữ giới.