Nam Phi chống săn trộm tê giác bằng chip và DNA

Một bộ trưởng Nam Phi hôm qua tuyên bố nước này sẽ thắt chặt quy định về săn tê giác và sử dụng vi chip, công nghệ DNA để đối phó nạn săn trộm tê giác.

>>> Tê giác châu Phi sắp tuyệt chủng

AFP cho biết, những luật mới sẽ chỉ cho phép thợ săn giết một con tê giác trắng mỗi năm. Nếu người đăng ký săn tê giác tới từ một nước không có công cụ pháp lý để ngăn chặn tình trạng buôn bán sừng tê giác thì các quan chức sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng. Sừng là phần thưởng mà người đăng ký săn tê giác được phép mang về nước.

Bà Edna Molewa, Bộ trưởng Nước và Các vấn đề môi trường Nam Phi nói rằng: những điều khoản và tiêu chuẩn mới sẽ giúp chính phủ kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động săn bắn tê giác và buôn bán sừng tê giác.

“Những điều khoản chặt chẽ hơn liên quan tới hoạt động săn tê giác được ban hành nhằm đảm bảo rằng các quá trình được tiêu chuẩn hóa và giảm mức độ lạm dụng hệ thống luật pháp hiện nay”, bà nói.


Tê giác trắng Nam Phi

Theo các luật mới, những người được phép săn tê giác tại Nam Phi phải là thành viên của một hiệp hội thợ săn được chính phủ tại đất nước họ công nhận. Ngoài ra họ còn phải nộp sơ yếu lý lịch và bản sao hộ chiếu.

Sừng tê giác mà thợ săn mang về sẽ được gắn chip. Nhân viên gắn chip sẽ lấy một phần nhỏ của mẩu sừng để đối chiếu trong trường hợp sừng được trao đổi. Các thợ săn phải xuất trình một loại giấy cho phép họ buôn bán sản phẩm từ những động vật bị đe dọa.

Mọi tê giác được bán hay di chuyển sẽ được gắn chip trong vai trái và hai sừng. Tất cả sừng mà thợ săn được phép cắt phải được gắn chip. Trong trường hợp tê giác chết tự nhiên, các quan chức cũng phải gắn chip vào sừng của chúng sau khi cắt.

Tất cả sừng có chiều dài hơn 5cm phải được đánh dấu bằng một số, ngày và khối lượng. Những thông tin đó sẽ được lưu trữ trong kho dữ liệu quốc gia.

Mẫu máu và sừng của tê giác sống sẽ được thu thập để chính phủ phân tích DNA của chúng và đưa kết quả phân tích vào hồ sơ của từng con.

Ông Albi Modise, người phát ngôn của Bộ Nước và Các vấn đề môi trường, tuyên bố tê giác đen sẽ được đưa ra ngoài danh sách những loài động vật được phép săn bắn để lấy phần thưởng.

448 tê giác bị giết trộm tại Nam Phi trong năm ngoái và số tê giác bị giết từ đầu năm tới nay là 171. Những kẻ săn tê giác trái phép thường cắt sừng của chúng để bán tại châu Á - nơi một bộ phận người dân nghĩ rằng sừng tê giác có thể chữa ung thư và nhiều bệnh nan y khác, bất chấp sự phản đối của giới khoa học.

Hồi đầu tháng 4, giới chức Nam Phi thông báo họ bác tất cả đơn xin săn tê giác của 23 người mang quốc tịch Việt Nam trong năm nay. Bộ trưởng Molewa cho biết, bà lo ngại các thợ săn Việt Nam sẽ bán sừng tê giác thay vì giữ làm tài sản riêng theo quy định của luật pháp Nam Phi.

Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video