Nắng nóng kỷ lục 50 độ C, cá chết trắng mặt sông ở Australia

Australia đang trải qua những tháng nắng nóng kỷ lục khi nhiệt độ cao nhất đạt ngưỡng 50 độ C, hiện tượng giới khoa học đánh giá là hệ quả của biến đổi khí hậu.


Người dân Australia đang trải qua thời tiết nắng nóng kỷ lục kéo dài suốt 2 tháng qua. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhiệt độ trung bình tháng 1 trên toàn Australia vượt quá 30 độ C. Nhiều khu vực tại miền Trung Australia chứng kiến nhiệt độ đạt tới mức 49,5 độ C. Trong ảnh, một nhân viên công vụ phải đứng trước quạt phun sương để hạ nhiệt tại Melbourne hôm 25/1. (Ảnh: AFP).


"Có qua nhiều kỷ lục (về thời tiết) đã được ghi nhận thời gian qua"
, Andrew Watkins, nhà khí tượng học tại Cơ quan Khí tượng học Australia, cho biết. Không những vậy, xứ sở chuột túi cũng vừa trải qua tháng 12 nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Trong ảnh, một người đàn ông tập thể dục tại cầu cảng Altona, Melbourne, trong một ngày nhiệt độ đạt 42 độ C cuối tháng 1. (Ảnh: AFP).


"Trời nóng như địa ngục vậy. Chúng tôi cố gắng làm xong mọi thứ vào buổi sáng, buổi chiều trời quá nóng, chẳng ai có thể làm việc được"
, Tolga Ozkuzucu, chủ sở hữu công ty chăm sóc vườn Top Notch Garden tại Victoria, cho biết. Tại Victoria, nhiệt độ cao nhất chạm ngưỡng 46 độ ngày 25/1. (Ảnh: Getty).


Tại bang Tasmania, một hòn đảo giữa đại dương, nhà chức trách ghi nhận tháng 1 khô hạn kỷ lục trong lịch sử. Nhiệt độ ban đêm thường xuyên duy trì ở mức 36 độ C. Nhiều đám cháy rừng đã xảy ra ở Tasmania, tác động lớn tới hệ sinh thái của hòn đảo vốn là khu bảo tồn thiên nhiên của Australia. (Ảnh: AFP).


Cơ quan khí tượng học Australia cho biết đợt nắng nóng đang hoành hành là chưa từng có về cả mức độ lẫn thời gian. Nhiệt độ cao nhất trên toàn Australia được ghi nhận tại Augusta ở bờ biển Tây Nam đạt 49,5 độ C. Trong khi đó, thị trấn Birdsville tại bang Queensland trải qua 10 ngày liên tiếp với nhiệt độ trên 45 độ C. (Ảnh: Getty).


Thời tiết nóng bức đi kèm với hạn hán nặng khiến tình hình càng thêm tồi tệ. Theo ghi nhận, phần lớn diện tích Australia chỉ nhận được 20% lượng nước mưa so với thường niên, đặc biệt tại khu vực Đông Nam. (Ảnh: AP).


Cá và gia súc đã chết hàng loạt. Theo Guardian, hàng trăm nghìn con cá, gồm cá tuyết, cá rô vàng, cá bống xương, đã chết trên sông Darling hôm 27/1, gây ra lo ngại về thảm họa môi trường tại miền Nam Australia. "Điều này không bình thường một chút nào. Chúng ta đang đối mặt với thảm họa thực sự", lãnh đạo đảng Lao động Bill Shorten phát biểu. (Ảnh: AFP).


Các chuyên gia nhận định biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân gây ra đợt nóng kỷ lục tại Australia. "Tình trạng ấm lên toàn cầu đã khiến nhiệt độ Australia tăng 1 độ C so với 100 năm trước", ông Andrew Watkins nhận xét. (Ảnh: AP).


Cơ quan Khí tượng Australia cảnh báo nước này sẽ tiếp tục hứng chịu các đợt nắng nóng, thậm chí còn khốc liệt hơn trong năm 2019. Trong báo cáo công bố tháng 12/2018, cơ quan này nhận định tình trạng ấm lên góp phần làm tăng các đợt sóng nhiệt cực đoan, hạn hán và cháy rừng. (Ảnh: AFP).


"Australia đang thực sự trải qua biến đổi khí hậu, gây tác động tới nhiều cộng đồng dân cư trên cả nước"
, bà Helen Cleugh, giám đốc Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp của khối Thịnh vượng chung (CRO), nhận xét. (Ảnh: AFP).


Theo một báo cáo cập nhật mỗi 2 năm một lần của CRO, mùa cháy rừng thường niên tại Australia đang ngày càng khốc liệt hơn và kéo dài hơn. Báo cáo cũng cho biết mực nước biển đã dâng 20 cm và nhiệt độ tăng 1 độ C so với thời tiền công nghiệp, nguyên nhân phá hủy sự tồn tại của rặng san hô Great Barrier. Trong ảnh, nhiệt độ ngày trung bình được ghi nhận tại Australia trong tháng 1 vừa qua. (Nguồn: Chính phủ Australia).

Cập nhật: 04/02/2019 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video