Nạo thai không chuyên gây nguy hiểm chết người

Sổ sách viết tay tại một bệnh viện đã kể lại một câu chuyện nhẫn tâm. Vào tháng 1, 17 trong số 31 quy trình tiểu phẫu ở đây được thực hiện để giải quyết hậu quả của việc “nạo thai, sẩy thai chưa triệt để”. Một số ca trong đó là do sẩy thai, nhưng phần lớn là các ca nạo thai hỏng do những bàn tay nghiệp dư vụng về tiến hành.

Tỷ lệ tử lúc sinh – Những biện pháp liều lĩnh

Có trên nửa triệu phụ nữ chết mỗi năm trong quá trình mang thai và sinh con, phần lớn là do những nguyên nhân có thể điều trị hoặc phòng ngừa. Đây là bài viết thứ hai trong tổng số ba bài viết nỗ lực nhằm làm giảm tỉ lệ tử vong ở một quốc gia châu Phi – Tanzania.

Nạo phá thai là bất hợp pháp ở Tanzania (trừ phi là để cứu mạng sống của người mẹ), do đó khi các cô gái hay các bà mẹ tìm đến các bác sỹ nghiệp dư họ sẽ phải áp dụng các biện pháp như dùng thuốc thảo mộc hay thuốc pha chế khác, thậm chí phải chịu bị đấm vào bụng hay đặt các vật thể ở âm đạo. Viêm nhiễm, chảy máu và bị thủng dạ con hay ruột thường là hậu quả và có thể gây chết người. Các bác sỹ điều trị cho những phụ nữ sau khi đã tiến hành nỗ lực cẩu thả này không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc cắt bỏ tử cung của họ.

Mang thai và sinh con là những mối nguy hiểm lớn nhất mà phụ nữ châu Phi phải đối mặt, tại đây tỷ lệ tử vong của người mẹ lớn nhất thế giới – ít nhất là gấp 100 lần so với các quốc gia phát triển. Nạo phá thai chiếm phần đáng kể trong tỷ lệ tử vong đó.

Tỷ lệ tử vong của người mẹ rất cao ở Tanzania, trung bình cứ 100.000 ca sinh nở thì có 950 phụ nữ chết. Tại Hoa kỳ, con số này là 11, nó thậm chí còn thấp hơn ở các quốc gia phát triển khác. Nhưng tỷ lệ ở Tanzania cũng chưa phải là con số thấp nhất hay cao nhất ở châu Phi. Nhiều quốc gia châu Phi khác cũng có số liệu thống kê tương tự, một số có tỷ lệ thấp hơn còn rất nhiều nước có tỷ lệ nghiêm trọng hơn.

80% dân số Tanzania sống ở các vùng nông thôn, bệnh viện ở Berega – cách xa các con đường lát đá và cột điện hàng dặm – mang đặc trưng của bệnh viện thôn dã, cũng phải đấu tranh để đối phó với cùng những vấn đề mà các bệnh viện khác trong cả nước phải đối mặt. Nạo phá thai luôn là một nỗi lo thường trực.

Trên toàn thế giới có 19 triệu ca nạo phá thai không an toàn mỗi năm, và có 70.000 phụ nữ phải thiệt mạng (chiếm khoảng 13% tỷ lệ tử vong của người mẹ) phần lớn ở các quốc gia nghèo như Tanzania nơi nạo phá thai là phạm pháp, theo Tổ chức y tế thế giới. Có trên 2 triệu phụ nữ gặp phải biến chứng nghiêm trọng mỗi năm. Theo Unicef, nạo phá thai không an toàn gây ra 4% ca tử vong ở phụ nữ mang thai tại châu Phi, 6% tại châu Á, và 12% ở các nước Mỹ Latin và Caribbe.

Các con số về nạo phá thai ở Tanzania thật khó tin nhưng Tổ chức y tế thế giới công bố rằng khu vực Đông Phi có tỷ lệ nạo phá thai không an toàn cao thứ hai thế giới (chỉ đứng sau Nam Mỹ). Châu Phi nói chung có tỷ lệ thanh thiếu niên cao nhất – 25% - trong số các ca nạo thai không an toàn.

Bệnh viện 120 giường tại Berega phải phụ thuộc vào năng lượng mặt trời mà máy phát điện chỉ chạy có vài giờ một ngày. Thiếu nhân lực, nguồn cung cấp và thậm chí là thiếu nước, bệnh viện dành phần lớn nguồn lực ít ỏi của mình để dọn dẹp sau khi nạo thai thất bại.

Giám đốc bác sỹ Paschal Mdoe, 30 tuổi, nói rằng rất nhiều bệnh nhân trải qua nạo thai không an toàn nằm trong độ tuổi 16 đến 20 và đã có thai khoảng 4 tháng. Ông nói xu hướng các ca này ổn định, cũng như ở các bệnh viện khác trong cả nước. Ông cho biết: “Tình trạng này là như nhau ở mọi nơi”.

Vào một ngày thứ 6 tháng 1, 6 trong tổng số 20 bệnh nhân ở khu vực dành cho phụ nữ đã hồi phục sau nạo thai không thành. Một trong số đó là giáo viên 25 tuổi nằm trên giường rên rỉ và quằn quại. Cô được điều trị ở bệnh viện một tuần trước do nạo thai chưa hết và bây giờ quay trở lại với cơn đau dữ dội và chảy máu. Cô được đưa vào phòng phẫu thuật một lần nữa để được gây tê. Emmanuel Makanza người điều trị cho cô lần đầu tiên nhận thấy ông đã không loại bỏ hết màng hình thành trong quá trình mang thai. Một lần nữa, ông lại phải nạo tử cung của người phụ nữ bằng một dụng cụ kim loại. Đó là một quá trình đau đớn, làm mất nhiều máu. Lần này cuối cùng đã thành công.

 

Một phụ nữ ở Berega, Tanzania cần được chăm sóc sau khi nạo thai hỏng. Tại Tanzania, nạo thai được coi là phạm pháp. Tỷ lệ tử của người mẹ rất cao một phần do nạo thai hỏng. (Ảnh: Béatrice de Géa/ The New York Times)

Ông Makanza là nhân viên hỗ trợ y tế, chứ không phải là một bác sỹ được đào tạo đầy đủ. Nhân viên hỗ trợ ý tế cũng được đào tạo tương tự như trợ lý bác sỹ tại Hoa Kỳ nhưng được đào tạo thêm về phẫu thuật. Họ là giải pháp tại Tanzania để bù đắp cho sự thiếu thốn nghiêm trọng về đội ngũ bác sỹ, họ tiến hành các ca phẫu thuật đơn giản như đẻ mổ và phẫu thuật ruột thừa . Bệnh viện tại Beraga có hai người như thế.

Nạo phá thai ở Berega cũng mang tính mùa vụ, chủ yếu vào tháng 3, 4, 8 và 9, cùng lúc với mùa cày cấy và thu hoạch khi việc hòa nhập với xã hội diễn ra, theo bác sỹ Mdoe. Theo ông, người ta đồn rằng nhiều ca nạo phá thai được thực hiện bởi một người đàn ông sống ở Gairo – thị trấn nằm phía tây Berega. Trong một số ca, người này chỉ mới bắt đầu quy trình còn để cho bác sỹ kết thúc công việc.

Bác sỹ Mdoe ngờ rằng một số người tiến hành nạo thai bất hợp pháp khác là các nhân công tại bệnh viện ảo tưởng rằng mình có kỹ năng phẫu thuật.

Ông nói: “Họ chỉ chọc vào bụng bệnh nhân. Rồi sau đó những người phụ nữ khốn khổ lại phải đến đây”. Đôi khi các bác sỹ còn phát hiện thấy có các mẩu que ở bên trong tử cung – nguyên nhân của hiện tượng nhiễm trùng.

Trong quá khứ, một số bệnh viện đe dọa từ chối chăm sóc cho đến khi bệnh nhân nhận diện ra người nạo thai cho họ (tiến hành nạo thai có thể bị kết án 14 năm tù) nhưng quy định đó đã bị loại bỏ để mang lại phương pháp điều trị sau nạo thai cho phụ nữ. Nhưng phụ nữ vẫn không muốn nói đến những gì đã xảy ra hay thậm chí còn thừa nhận bất cứ chuyện gì chứ không phải nạo thai, bởi về nguyên lý họ có thể bị truy tố do đi phá thai. Luật quy định 7 năm tù cho phụ nữ. Do vậy thường bác sỹ không đặt ra câu hỏi buộc họ trả lời.

Bác sĩ Mdoe cho biết: “Họ có thể bị bắt, công việc của bác sỹ chúng tôi chỉ là giúp họ và chắc chắn họ sẽ hồi phục”.

Ông nói tiếp: “Là các nhân viên y tế, chúng tôi nghĩ rằng nạo thai nên được luật pháp chấp nhận để một người đủ điều kiện có thể tiến hành phẫu thuật và để có nạo thai an toàn”. Nhưng Tanzania lại không có kế hoạch thay đổi luật pháp nào.

Số ca nạo thai cao phản ánh sự thờ ơ của đa số người dân về các biện pháp tránh thai. Những người trẻ tuổi không biết hoặc không quan tâm đến các biện pháp tránh thai hay tình dục an toàn, bác sỹ Mdoe cho biết.

Ở hầu hết các quốc gia, tỷ lệ nạo thai dù hợp pháp hay không hợp pháp và tỷ lệ tử vong do nạo thai có xu hướng giảm như các biện pháp tránh thai được áp dụng nhiều hơn. Những chỉ khoảng 1/4 dân số Tanzania sử dụng biện pháp tránh thai. Ở Nam Mỹ, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai là 60%, ở Kenya là 39%. Cả hai nước đều có tỷ lệ người mẹ tỷ vong thấp hơn Tanzania. Nam Phi cũng cho phép nạo thai theo yêu cầu.

Nhưng ở các quốc gia châu Phi khác như Sierra Leone hay Nigeria, nạo thai không được tiến hành theo yêu cầu, con số về việc sử dụng các biện pháp tránh thai thậm chí còn thấp hơn Tanzania, và tỷ lệ tử vong ở người mẹ cao hơn nước này. Các nhóm phi lợi nhuận đang phối hợp với chính phủ Tanzania để cung cấp biện pháp kế hoạch hóa, nhưng do Tanzania rất rộng lớn, dân số nông thôn phân bố rộng khiến rất khó tiếp cận với họ.

Địa lý không phải là trở ngại duy nhất. Telesphory Kaneno, nhân viên hỗ trợ y tế, nói rằng: “Nói chuyện về hoạt động tình dụng hay các cơ quan sinh sản vẫn là một điều cấm kỵ trong cộng đồng của chúng tôi. Đối với phụ nữ, nếu người ta biết cô ấy sử dụng thuốc tránh thai, cô ấy sẽ phải đối mặt với nỗi sợ bị coi là hư hỏng”.

Trong các cuộc phỏng vấn, một số phụ nữ trẻ sinh con khi còn ở tuổi vị thành nhiên nói rằng họ không sử dụng các biện pháp tránh thai vì họ không biết đến chúng hay họ cho rằng chúng không an toàn. Họ nói rằng bao cao su không hợp vệ sinh, còn thuốc tránh thai và các biện pháp ngừa thai nhờ hoocmon khác có thể gây ung thư.

Ông Kaneno nói rằng bác sỹ luôn nỗ lực xóa bỏ những điều cấm kỵ đó và thuyết phục phụ nữ rằng có cơ hội chọn lựa có nên mang thai và thời điểm mang thai là một điều tốt.

Tuy vậy “vẫn còn phải đi một quãng đường dài mới đạt được điều đó”, ông nói. 

G2V Star (Theo The New York Times)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video