NASA chế tạo kính thiên văn góc rộng WFIRST, săn tìm sự sống ngoài Trái Đất

NASA hiện đang chế tạo một chiếc kính thiên văn vũ trụ mới nhằm tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất cũng như giúp các nhà khoa học giải mã những bí ẩn lâu nay về vũ trụ.

Kính thiên văn có tên gọi Wide-Field Infrared Survey Telescope (WFIRST) sở hữu những khả năng tương tự kính thiên văn Hubble nhưng được trang bị thêm một thấu kính panorama. WFIRST sẽ mang theo một hệ thống thiết bị trường quan sát rộng vào không gian, cho phép nó ghi lại hình ảnh với độ sâu và chất lượng ngang với Hubble nhưng trường quan sát gấp 100 lần.

Bên cạnh khả năng bao phủ một khu vực rộng lớn trong không gian, WFIRST còn có hệ thống thấu kính coronagraph có thể chặn ánh sáng lóa từ những ngôi sao, qua đó kính thiên văn có thể quan sát rõ hơn các hành tinh bay quanh và bầu khí quyển của chúng. Vì vậy, WFIRST được xem là công nghệ mở đường cho việc phát hiện và nhận dạng các hành tinh giống Trái Đất trong tương lai.


WFIRST còn có hệ thống thấu kính coronagraph có thể chặn ánh sáng lóa từ những ngôi sao.

Phần lớn nhiệm vụ tìm kiếm và nhận biết các ngoại hành tinh hiện được giao cho kính thiên văn vũ trụ Kepler vốn đã qua thời hoàng kim và gặp nhiều trục trặc. Thay thế cho Kepler, NASA đã lên kế hoạch phóng vệ tinh thăm dò ngoại hành tinh bay cắt mặt (Transiting Exoplanet Survey Satellite - TESS) vào năm 2017 và kính thiên văn vũ trụ James Webb (JWST) vào năm 2018.

WFIRST sẽ được phóng vào khoảng đầu những năm 2020, nối tiếp trọng trách của những cái tên huyền thoại như Hubble, Kepler và Spitzer. Kết hợp lại, NASA sẽ tạo ra thế tấn công 3 mũi để tìm kiếm các hành tinh mới bao gồm những người anh em gần gũi với Trái Đất, nơi có thể hỗ trợ cho sự sống.

Hiện tại, tổng số ngoại hành tinh được xác nhận đã lên đến hơn 2000 nhưng NASA kỳ vọng rằng khi được phóng lên quỹ đạo, riêng kính thiên văn WFIRST sẽ có thể tìm ra hàng ngàn ngoại hành tinh nữa trong khu vực trung tâm của dải thiên hà Milky Way.

Giáo sư Brant Robertson - lãnh đạo chương trình nghiên cứu tiềm năng khoa học từ hoạt động quan sát ngoại thiên hà thuộc WFIRST cho biết: "Kính thiên văn James Webb sẽ thực hiện hoạt động quan sát sâu trong một phạm vi nhỏ trong khi WFIRST sẽ bao phủ các khu vực rộng lớn hơn với cùng độ sâu như Hubble. Nếu chúng hoạt động chồng chéo và JWST vẫn hoạt động tốt khi WFIRST được phóng lên thì đây sẽ là một sự kết hợp rất mạnh".

Ngoài khả năng phát hiện và theo dõi hành tinh, WFIRST sẽ có thể được dùng để theo dõi các tác động bí ẩn của vật chất tối và năng lượng tối trong lịch sử hình thành của vũ trụ. Nói cách khác, kính thiên văn này sẽ giúp chúng ta thấy được những phần chưa được biết đến của vũ trụ.

Cập nhật: 20/02/2016 Theo Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video