NASA chế tạo kính thiên văn siêu nhỏ bằng carbon

Bằng cách tạo ra một kính thiên văn nhạy cảm với dải bước sóng ánh sáng cực tím, ánh sáng quang học và ánh sáng hồng ngoại, giờ đây NASA đã có thể khám phá được nhiều thứ với chi phí thấp bởi các vệ tinh CubeSat.

Một nhóm các nhà khoa học ở NASA Goddard đang phát triển một chiếc kính thiên văn nhẹ và chi phí thấp, đủ nhỏ để đưa vừa vào bên trong những vệ tinh CubeSat. Các vệ tinh nhỏ này là những thiết bị ít chi phí có thể gửi thông tin từ ngoài không gian vũ trụ.


Nhóm các nhà nghiên cứu thuộc NASA.

Đây là một trong những chiếc kính thiên văn đầu tiên có gương được thiết kế bởi những ống nano nhỏ bằng carbon. Hầu hết gương của các kính thiên văn đều được làm bằng nhôm hoặc thủy tinh, nhưng nhóm nghiên cứu đã tạo ra các ống nano bằng carbon nhúng trong một loại nhựa epoxy.

Gương kính thiên văn bằng carbon không cần phải đánh bóng nên sẽ tiết kiệm được một phần thời gian và chi phí cho công việc đó. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cần phải thực hiện một loạt các thử nghiệm trước khi đưa nó vào hoạt động chính thức, cũng như trang bị thêm một số công nghệ để có thể làm việc ở ngoài không gian.


Đây là một trong những chiếc kính thiên văn đầu tiên có gương được thiết kế bởi những ống nano nhỏ bằng carbon.

Chất lượng hình ảnh sẽ không có độ phân giải cao như hình được chụp bởi Kính viễn vọng Không gian Hubble hay các kính viễn vọng đặt ở mặt đất. Tuy nhiên, nó sẽ là "một công cụ thăm dò tuyệt vời và nhanh chóng, sẽ dẫn tới những dự án to lớn hơn".

Cập nhật: 20/07/2016 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video