NASA công bố loạt ảnh vũ trụ từ kính viễn vọng 10 tỷ USD

Nhiều hình ảnh rõ nét về các khu vực khác nhau trong vũ trụ vừa được NASA công bố, là những thành quả đầu tiên của kính viễn vọng lớn nhất thế giới James Webb.


Trong sự kiện diễn ra tối 12/7 (giờ Việt Nam), Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chia sẻ những bức ảnh màu đầu tiên chụp bởi kính viễn vọng không gian James Webb. Bức ảnh đầu tiên là "Deep Field", đã được Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố trước đó tại Nhà Trắng. Hình ảnh cho thấy cụm thiên hà SMACS 0723, cách Trái đất 4,6 tỷ năm ánh sáng. Các chi tiết của cụm thiên hà được chụp rất rõ nét, cho thấy ánh sáng lấp lánh từ nhiều thiên hà khác nhau.


Hình ảnh tiếp theo có tên "Star Death", cho thấy tinh vân NGC 3132, còn gọi là Southern Ring Nebula. Bức ảnh bên trái được xử lý từ camera hồng ngoại gần, trong khi ảnh bên phải sử dụng camera hồng ngoại trung. Còn có tên "Eight-Burst", tinh vân này cách Trái đất khoảng 2.000 năm ánh sáng, gồm đám mây khí bao quanh một ngôi sao sắp chết. "Những chi tiết mới từ James Webb sẽ thay đổi hiểu biết của chúng ta về cách một ngôi sao tiến hóa và ảnh hưởng đến môi trường bao quanh chúng", NASA cho biết.


Tiếp theo là hình ảnh của Stephan’s Quintet, một nhóm gồm 5 thiên hà do nhà thiên văn Édouard Stephan người Pháp phát hiện vào năm 1877. Một trong những thiên hà thuộc Stephan's Quintet là NGC 7320, cách Trái đất khoảng 40 triệu năm ánh sáng. Trong khi đó, 4 thiên hà còn lại nằm rất gần nhau, cách chúng ta đến 290 triệu năm ánh sáng, được giới khoa học ví như "nhóm thiên hà nhỏ gọn". Các nhà thiên văn vẫn đang nghiên cứu nguyên nhân có thể khiến chúng nằm rất gần nhau.


Hình ảnh cuối cùng là cụm thiên hà NGC 3324 thuộc tinh vân Carina. Cách Trái đất khoảng 7.600 năm ánh sáng, Carina được xem như "vườn ươm", là nơi hình thành của nhiều ngôi sao. Theo CNN, đây là một trong những tinh vân sáng và lớn nhất trên bầu trời, là nơi tồn tại nhiều ngôi sao khổng lồ, lớn hơn Mặt Trời vài lần.


Trong sự kiện, NASA còn chia sẻ nghiên cứu của James Webb về hành tinh khí WASP-96b, bao gồm phân tích quang phổ chi tiết nhất từ trước đến nay, gồm những bước sóng khác nhau giúp nghiên cứu nhiều chi tiết mới về hành tinh. Được phát hiện năm 2014, WASP-96b cách Trái đất 1.150 năm ánh sáng, khối lượng bằng một nửa Mộc tinh và hoàn thành quỹ đạo quanh ngôi sao mỗi 3,4 ngày Trái đất.

Cập nhật: 13/07/2022 Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video