NASA đặt mục tiêu "chạm" tới Mặt trời vào năm 2024

Trong năm 2024, NASA sẽ chinh phục một trong những cột mốc quan trọng cho hành trình khám phá không gian của nhân loại.

Có lẽ đối với chúng ta thì ngoài Trái đất, ngôi sao vĩ đại nằm ở trung tâm Hệ Mặt trời là thực thể quan trọng nhất, vì nó đóng vai trò cung cấp nguồn ánh sáng, đảm bảo cho sự sống còn tiếp diễn.

Đây chính là lý do vì sao mà NASA đặt rất nhiều kỳ vọng vào những sứ mệnh khám phá Mặt trời, vì nó sẽ mang đến những hiểu biết về lịch sử hình thành của vũ trụ, cũng như tương lai xa của nhân loại.


Hình ảnh mô phỏng về tàu thăm dò Parker Solar Probe được phóng vào năm 2018. (Ảnh: WIRED)

Được biết, tàu thăm dò Mặt trời Parker (Parker Solar Probe) của NASA dự kiến sẽ tiếp cận bầu khí quyển của Mặt trời ở khoảng cách gần trong năm nay, trong bối cảnh ngày càng có nhiều hoạt động khám phá không gian diễn ra trên khắp thế giới.

Dự kiến, tàu Parker sẽ bay qua Mặt trời với tốc độ 195 km/s vào ngày 24/12. NASA mô tả đây là sứ mệnh "chạm vào Mặt trời", với mục tiêu lấy những mẫu vật đầu tiên thuộc về bầu khí quyển của một ngôi sao còn đang hoạt động.

"Về cơ bản, chúng ta gần như sẽ hạ cánh xuống một ngôi sao", Nour Raouafi, nhà khoa học dự án, chia sẻ. Ông khẳng định đây sẽ là một thành tựu vĩ đại của nhân loại, tương đương với cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng năm 1969 của người Mỹ.

TS. Nicky Fox, người đứng đầu bộ phận khoa học của NASA, cho biết sứ mệnh này nhằm mang đến những hiểu biết sâu hơn về Mặt trời, với phương tiện là tàu Parker, khi nó sẽ tiếp cận gần bề mặt ngôi sao khổng lồ hơn bất kỳ thiết bị nào trước đây.

Sứ mệnh cũng mang lại những đóng góp quan trọng trong việc dự báo những thay đổi trong môi trường không gian ảnh hưởng đến sự sống và công nghệ trên Trái đất.

Dẫu vậy, đây là một thử thách không nhỏ, vì tàu Parker sẽ phải đối mặt với nhiệt độ và bức xạ cực cao trong suốt hành trình của nó. Chỉ một sai sót nhỏ sẽ khiến cho sứ mệnh đổ bể.

Theo NASA, vành nhật hoa - bầu khí quyển mỏng manh bên ngoài của Mặt trời - có nhiệt độ cực kỳ cao, lên tới khoảng 1,1 triệu độ C. Con số này gấp khoảng 200 lần so với bề mặt của Mặt trời, và hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân tại sao.

Một mối đe dọa khác là các cơn bão từ có thể xảy ra khi Mặt trời hoạt động mạnh hơn. Lúc này, từ trường của bầu khí quyển sẽ rung lắc và gây rối loạn dữ dội, có thể làm tê liệt liên lạc giữa tàu thăm dò và các trạm trên Trái đất.

Cập nhật: 03/01/2024 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video