NASA giới thiệu công nghệ mới giúp theo dõi các tiểu hành tinh gần Trái đất

Thuật toán mới đang được NASA phát triển, hứa hẹn giúp phát hiện sớm các tiểu hành tinh có nguy cơ cao lao vào bầu khí quyển Trái đất.

Mặc dù khả năng một tiểu hành tinh lớn va vào Trái đất chưa thực sự rõ ràng, nhưng nếu một sự kiện như vậy xảy ra, hậu quả có thể rất khủng khiếp. Do đó, điều tối quan trọng là chúng ta phải liên tục quan sát Hệ Mặt trời, nhằm tìm bất kỳ tiểu hành tinh nào có thể nguy hiểm đối với hành tinh của chúng ta.


Tiểu hành tinh là những vật thể hỗn loạn xung quanh Hệ Mặt trời.

NASA hiện đang theo dõi khoảng 28.000 tiểu hành tinh gần Trái đất để đánh giá nguy cơ tác động của chúng. Cơ quan vũ trụ cho biết, mỗi năm con số này tăng khoảng 3.000 khi có thêm nhiều tiểu hành tinh được phát hiện.

Nhưng trong những năm tới, họ hy vọng con số đó sẽ tăng lên đáng kể khi ngày càng có nhiều kính thiên văn chất lượng cao có khả năng quan sát được nhiều tiểu hành tinh hơn.

Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS) do Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA quản lý đã tạo ra một thuật toán theo dõi tác động của các tiểu hành tinh có tên là Sentry-II.

Thuật toán này sẽ giúp đánh giá tốt hơn các xác suất tác động của các tiểu hành tinh gần Trái đất.

Tiểu hành tinh là những vật thể hỗn loạn xung quanh Hệ Mặt trời, thay đổi hướng đi một cách khó lường, đe dọa tới sự an toàn của hành tinh. Tuy nhiên thực tế tiểu hành tinh là những thiên thể có khả năng dự đoán cực kỳ cao và tuân theo các quy luật vật lý và quỹ đạo xung quanh Mặt trời.

Nhưng đôi khi đường đi và quỹ đạo của hành tinh có thể đưa nó đến rất gần Trái đất, nguy cơ va chạm rất cao với hành tinh của chúng ta.

Tin tốt là Sentry-II sẽ cung cấp cho các nhà khoa học dữ liệu chính xác hơn, từ đó đưa ra những đánh giá đáng tin cậy hơn về nguy cơ của các tiểu hành tinh đối với Trái đất.

Có rất nhiều thách thức mà các nhà khoa học phải đối mặt khi cố gắng tính toán đường đi của một tiểu hành tinh. Nó cũng giải thích cách tàu vũ trụ OSIRIS-REx của NASA đã cung cấp thêm dữ liệu về một tiểu hành tinh khá nguy hiểm có tên Bennu.


Biểu đồ này cho thấy quỹ đạo của 2.200 vật thể nguy hiểm tiềm ẩn theo tính toán của Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS) thuộc JPL

Do đó điều gì sẽ xảy ra nếu các nhà khoa học xác định một tiểu hành tinh lớn đang chuẩn bị va chạm vào Trái đất? Bạn không cần quá lo vì NASA đang thử nghiệm một hệ thống phòng thủ ngay bây giờ. Sứ mệnh DART mới ra mắt gần đây sẽ có nhiệm vụ thay đổi đường đi của một tiểu hành tinh bằng cách đâm trực tiếp tàu vũ trụ vào nó.

Nếu nhiệm vụ thành công, phương pháp này sẽ trở thành hình thức bảo vệ chính của chúng ta chống lại bất kỳ tiểu hành tinh lớn nguy hiểm nào đang hướng về phía Trái đất.

Cập nhật: 15/12/2021 Theo VnReview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video