NASA livestream sứ mệnh độc nhất vô nhị: "Viên sỏi" bắn phá gã khổng lồ với tốc độ 6000m/s

Vài ngày nữa, NASA sẽ khởi động sứ mệnh có một không hai trong lịch sử.

Theo tin tức vũ trụ mới nhất, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ ( NASA ) sẽ phát sóng trực tiếp sứ mệnh có một không hai của Nhiệm vụ Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh Đôi (DART) trên Youtube của cơ quan này.

Dự kiến, DART sẽ bắt đầu hành trình lúc 1:20 sáng ET (giờ miền Đông nước Mỹ) vào thứ Tư ngày 24/11/2021.

DART sẽ được tên lửa Falcon 9 có 2 tầng, cao 70 mét của hãng SpaceX phóng đi từ Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg, bang California, Mỹ. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, nó sẽ đến đích vào tháng 9/2022.

Hành trình dài gần 10 tháng của DART là một hành trình dài hơn 11 triệu km tự hủy diệt độc nhất vô nhị của NASA. Tính đên nay, chưa một tàu vũ trụ nào lao vào tiểu hành tinh để tự hủy diệt. Tại sao DART lại là một sứ mệnh "cảm tử"?

DART- Một sứ mệnh cảm tử

Sứ mệnh mà NASA sắp livestream có tên gọi là Nhiệm vụ Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh Đôi (DART).

DART là một thử nghiệm định hướng phòng thủ hành tinh để ngăn chặn tác động hủy diệt tới Trái đất bởi một tiểu hành tinh nguy hiểm. Nói rộng hơn, DART là cuộc trình diễn đầu tiên về kỹ thuật tác động động học để thay đổi chuyển động của một tiểu hành tinh trong không gian., NASA thông tin.


Hai góc nhìn khác nhau của tàu vũ trụ DART với các thiết bị chuyên dụng khác nhau phục vụ cho việc quan sát và lao vào tiểu hành tinh. (Ảnh: NASA).

Trong khuôn khổ DART, NASA sẽ phóng một tàu vũ trụ đi gần 7 triệu dặm (tương đương 11.265.408 km) để tự đâm vào một tiểu hành tinh.

Tàu vũ trụ hình hộp rộng 1,22 mét , dài 19 mét nếu so sánh với tiểu hành tinh kích thước Colosseum mà nó sắp lao đến phá hủy thì chỉ như một viên sỏi so với Colosseum - Đấu trường La Mã rộng lớn ở thành Rome.

Tiểu hành tinh này có tên Dimorphos, rộng 163 mét.

Dù nhỏ bé, nhưng theo tính toán của NASA, tàu vũ trụ thực hiện DART sẽ thực hiện vụ va chạm với lực đẩy đủ khiến cho tiểu hành tinh thay đổi đường đi của nó.

NASA đang kiểm tra xem liệu một ngày nào đó, một cú huých như vậy có thể chuyển hướng một tảng đá không gian giả mạo hướng về Trái đất hay không.

Các nhà khoa học hiện không biết bất kỳ tiểu hành tinh nguy hiểm nào tiếp giáp với Trái đất, nhưng NASA ước tính rằng họ chỉ phát hiện được khoảng 40% tiểu hành tinh gần Trái đất có độ bán kính từ 140 mét trở lên. Một tiểu hành tinh như vậy có thể san bằng cả một thành phố.


So sánh kích thước của các vật thể trên Trái đất và thiên thạch. Nguồn: Văn phòng Khoa học Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA)

Theo Tom Statler, một nhà vật lý thiên văn NASA đang làm việc trong sứ mệnh này, DART là một thử nghiệm hai hướng về phương pháp bảo vệ hành tinh.

"Thử nghiệm đầu tiên là kiểm tra khả năng công nghệ của chúng ta trong việc va vào tiểu hành tinh. Và thử nghiệm thứ hai là kiểm tra phản ứng của một tiểu hành tinh thực sự khi bị bắn trúng. Thử nghiệm đầu tiên kết thúc và thử nghiệm thứ hai bắt đầu tại thời điểm tàu ​​vũ trụ bị đập nát tan tành", ông nói.

Phản ứng của tiểu hành tinh đối với va chạm sẽ giúp NASA xác định kích thước của các tàu thăm dò trong tương lai để di chuyển mục tiêu của chúng.

NASA đang tìm mọi cách cứu Trái đất

NASA có thể cứu Trái đất khỏi một tiểu hành tinh có khả năng san bằng một thành phố - với thông báo trước từ 5 đến 10 năm.

Trong suốt 10 tháng liên tục, DART sẽ tăng tốc về phía một cặp tiểu hành tinh. Đầu tiên là một mặt trăng nhỏ có tên là Dimorphos. Dimorphos quay quanh Didymos. DART đang nhắm tới mặt trăng Dimorphos. Với chiều rộng 163 mét, Dimorphos nhỏ hơn nhiều so với người bạn đồng hành Didymos rộng 780 mét của nó.


Hình minh họa về Nhiệm vụ Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh Đôi (DART) của NASA, hay còn gọi là DART, khi nó tiếp cận mặt trăng mục tiêu xung quanh tiểu hành tinh Didymos. (Ảnh: NASA / Johns Hopkins APL)

Cả Didymos và Dimorphos đều không gây ra mối đe dọa cho Trái đất nhưng chúng rất lý tưởng để thử nghiệm cái mà NASA gọi là phương pháp "tác động động học" - đâm tàu ​​vũ trụ vào một tiểu hành tinh ở tốc độ cao để đẩy nó theo một hướng khác.

Đó là một kỳ công phức tạp, vì DART sẽ không thể nhìn thấy tiểu hành tinh Dimorphos cho đến một giờ trước khi tác động. Nhưng các kỹ sư của NASA đã lập trình cho tàu vũ trụ để nhanh chóng tính toán tâm của tiểu hành tinh và tấn công trực diện vào điểm đó.

Tàu vũ trụ sẽ lao vào trung tâm của Dimorphos với vận tốc 24.140 km/giờ (6.000 mét/giây), truyền động năng của nó tới tiểu hành tinh và đẩy nó đến gần Didymos hơn.

NASA ước tính rằng vụ va chạm sẽ gây ra vụ nổ vật liệu đá từ 90.000 đến 99.790 kg, có thể tạo ra một lực đẩy lớn hơn chính DART. Kết quả dự kiến cuối cùng, tiểu hành tinh Dimorphos sẽ quay quanh tảng đá lớn Didymos nhanh hơn ít nhất 73 giây so với trước đó.

Mặc dù vụ va chạm sẽ xảy ra cách Trái đất khoảng 11.265.408 km (hơn 11 triệu km), nhưng các nhà khoa học sẽ quan sát tỉ mỉ bằng kính thiên văn của họ để xem sự thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh. Đây chính là việc quan trọng không kém.

Nếu phương pháp này hoạt động, một ngày nào đó, nó có thể cứu Trái đất khỏi một tiểu hành tinh rộng lớn, có khả năng san bằng cả một thành phố trên Trái đất.

Các chuyên gia trước đó nhận định rằng để sử dụng một sứ mệnh giống như DART nhằm làm chệch quỹ đạo của một mối đe dọa như vậy, NASA có lẽ cần thông báo trước khoảng 5 đến 10 năm về một tiểu hành tinh ở gần Trái đất.

Đó là bởi vì phải mất nhiều năm để thiết kế và chế tạo một con tàu vũ trụ, sau đó là vài tháng hoặc vài năm để du hành đến tiểu hành tinh. Hơn nữa, tàu thăm dò có thể cần phải va vào một tiểu hành tinh một hoặc hai năm trước khi quỹ đạo của nó giao với Trái đất. Cú hích nhẹ của cú va chạm từ tàu ​​vũ trụ lúc đầu sẽ chỉ khiến tảng đá chệch hướng một chút nhưng theo thời gian, sự thay đổi đó sẽ cuốn theo nó khỏi Trái đất.


Cặp tiểu hành tinh Dimorphos (nhỏ) quay quanh Didymos. Trong đó, Dimorphos là đích đến của DART. (Ảnh: ESA).

Để xác định các tiểu hành tinh nguy hiểm và để cho Trái đất có đủ thời gian chuẩn bị, NASA đang xây dựng một kính viễn vọng không gian có tên là Máy khảo sát Vật thể Gần Trái đất để theo dõi các tiểu hành tinh đường kính 140 mét hoặc lớn hơn.

Hiện tại, các nhà thiên văn học ước tính có khoảng 40% các tiểu hành tinh như vậy quay quanh Mặt Trời gần Trái đất, nhưng NASA hy vọng kính viễn vọng sẽ đưa danh mục đó lên tới 90%.

Các nhà thiên văn học trên Trái đất sẽ nhanh chóng có thể xem liệu DART có hoạt động hay không. Sau đó, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) có kế hoạch khởi động một sứ mệnh tiếp theo, được gọi là HERA, để kiểm tra Didymos và Dimorphos vào năm 2026. HERA sẽ nghiên cứu hậu quả của vụ va chạm.

HERE được thiết lập để lập bản đồ tiểu hành tinh Dimorphos, đo chính xác khối lượng của nó và kiểm tra hố va chạm mà DART gây ra ở đó.

Hoạt động NASA quanh DART

Nhiệm vụ Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh Đôi (DART) do NASA chỉ đạo đến Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Johns Hopkins (APL) với sự hỗ trợ từ một số trung tâm của NASA: Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL), Trung tâm Chuyến bay Vũ trụ Goddard (GSFC), Trung tâm Không gian Johnson ( JSC), Trung tâm Nghiên cứu Glenn (GRC) và Trung tâm Nghiên cứu Langley (LaRC).

Trước và trong khi thực hiện sứ mệnh DART, NASA có một số hoạt động để công chúng tham gia. Công chúng có thể đăng ký tham dự ảo buổi ra mắt để truy cập thông tin, xem video.

Cơ quan này sẽ có một Mạng xã hội NASA ảo trên Facebook, nơi bạn có thể tương tác với các thành viên trong nhóm NASA và DART và xem vụ phóng.

Ngoài ra, bạn có thể theo dõi sứ mệnh trên mạng xã hội bằng cách sử dụng các hashtag bắt đầu bằng #DARTMission. Trên Twitter, đi đến @NASA, @AsteroidWatch, @NASASocial và @NASA_LSP. Trên Facebook, hãy truy cập trang của NASA và NASA LSP (NASA's Launch Services Program).

NASA cũng có một loạt các cuộc họp báo trực tiếp mà công chúng có thể xem và đặt câu hỏi trên phương tiện truyền thông xã hội, Space.com thông tin.

Cập nhật: 23/11/2021 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video